p h ư ợ n g. v à. v e. s ầ u
____________________________________________________________________________
pour sici, merci...
Ngày xưa, xưa lắm ở Việt Nam có một làng nọ nằm bên một hồ nước rộng mênh mông. Ở đó mỗi mùa hè, có chàng thư sinh thường về làng mà tạm lãng quên sách vở, bút nghiên, sau những ngày thi dồi mài kinh sử tại kinh đô. Chàng thường hay một mình chèo thuyền trên mặt hồ với bầu rượu, túi thơ ngắm trăng, tấu nhạc.
Cũng có những đêm chàng thường ngồi ven hồ độc ẩm vọng nguyệt. Một đêm đó chàng thư sinh tìm ra bờ hồ mà ngồi một mình như thường lệ. Nhìn ánh trăng huyền ảo lung linh trên mặt hồ, chàng thư sinh bỗng cảm thấy thi ý tràn dâng, và chàng cất tiếng ngâm một bài thơ do mình sáng tác.
Sáng hôm sau khi đang đọc sách thì chàng nghe có tiếng gõ cửa. Chàng thư sinh mở cửa thì thấy một ông lão đang đứng đó. Chàng bèn mời ông ta vào. Sau khi thăm hỏi đôi câu, ông lão bảo là đêm qua lúc chàng ngâm thơ thì có người nghe được và rất phục tài chàng. Người ấy sai ông lão qua xin chàng thủ bút cho bài thơ đó. Rất lấy làm ngạc nhiên chàng thư sinh bèn hỏi tên người đó, nhưng ông lão bảo là không tiện nói ra. Tuy nhiên, vì thấy có người mến mộ thơ mình, chàng thư sinh đã không ngần ngại chép ra bài thơ đó và trao cho ông lão. Thế rồi ông lão kiếu từ ra về.
Đêm đó chàng thư sinh lại ra bờ độc ẩm. Chàng đang lặng ngắm trăng thì nghe có tiếng khua chèo của một con thuyền trên mặt hồ từ xa vọng lại. Rồi từ hướng tiếng chèo đó, chàng nghe tiếng đàn vọng lại, tiếp theo là giọng hát của một người thiếu nữ qua một bài hát. Lạ lùng thay, lời bài hát đó lại chính là bài thơ mà chàng đã ngâm đêm qua. Tiếng hát thanh thoát hòa với tiếng đàn huyền diệu trong một không gian tĩnh mịch tạo nên một cảnh tượng thật là thơ mộng. Chờ cho tiếng hát dứt hẳn, chàng thư sinh bèn cất tiếng hỏi :
- Đêm nay được hân hạnh nghe tiếng đàn siêu tục của người. Dám hỏi tiểu thư quí danh là gì và xin cho tiểu sinh được hân hạnh diện kiến tôn nhân.
Sau một hồi yên lặng, chàng thư sinh nghe giọng của thiếu nữ ấy đáp lại rằng :
- Nam nữ thụ thụ bất thân. Tiện thiếp là phận gái, không dám vượt lễ giáo, cho nên không tiện nêu tên gặp mặt. Xin công tử tha thứ cho. Tuy nhiên, nếu công tử có nhã ý ngắm trăng, nghe đàn thì tiện thiếp xin được hân hạnh mỗi đêm đàn hầu công tử thưởng lãm. Bây giờ xin kiếu từ.
Trong khi chàng thư sinh chưa kịp trả lời thì tiếng mái chèo lại vang lên và từ từ xa dần. Chàng thư sinh vẫn còn đứng đó ngẩn ngơ, như tiếc nuối.
Và từ đó, mỗi ngày ông lão kia lại cứ đến lấy những bài thơ do chàng sáng tác, và cứ mỗi đêm thì chàng thư sinh lại ra bờ hồ ngắm trăng, để được nghe tiếng đàn và giọng hát của người thiếu nữ nọ qua những bài thơ đó. Chàng không hề hỏi tên hay đòi gặp mặt người thiếu nữ nọ, vì chàng muốn tôn trọng ý muốn của người bạn tri âm đáng quí, đáng mến.
Thời gian thấm thoát tợ thoi đưa...
Mùa hè rồi cũng hết...
Ngày đó, chàng thư sinh lại khăn gói lên đường trở về kinh đô để tiếp tục việc bút nghiên, đèn sách. Đêm sau cùng trước khi đi, hai người bạn tri âm đã hẹn nhau sẽ gặp lại nhau tại chốn cũ ven hồ. Khi chàng thư sinh về tới kinh đô thì xảy ra cơn quốc biến. Vì là nam tử hán nên chàng thư sinh đã bỏ áo thư sinh khoác chiến bào, xếp bút nghiên cầm gươm ra giúp nước chống giặc xâm lăng, Xông tên đục pháo miệt mài như thế đã mười mấy năm qua. Dù chiến bào đã bạc với phong sương, nhưng cứ mỗi hè sang, chàng lại nhớ đến người bạn tri âm và lời hẹn thuở nào ven hồ cũ. Chàng không quên nhưng chàng biết mình không làm khác hơn được.
Rồi ngày đó giặc xâm lăng bị đánh bại. Muôn dân vang ca khúc khải hoàn.
Thấm thoát mà đã mười sáu năm trôi qua...
Chàng chiến sĩ gác kiếm và cởi chiến bào. Từ bỏ chức tước, quyền uy, chàng khoác lại chiếc áo thư sinh năm nào và quay bước tìm về làng xưa theo lời hẹn cũ. Nhưng than ôi, khi tìm đến nơi thì xóm cũ, làng xưa đã trở nên tiêu điều, hoang vắng. Trong cơn chinh chiến, ngôi làng đó, giờ đây chỉ còn là những đống gạch vụn đổ nát cô liêu. Chàng tìm hỏi về người thiếu nữ nọ nhưng không ai biết cả, mà cũng không ai muốn biết. Vẫn không nản chí, nhưng dù cố công tìm kiếm chàng vẫn không hề gặp lại được người thiếu nữ ấy. Thế rồi chàng thư sinh quyết định ở lại làng để tìm người bạn tri âm thuở nọ. Biết đâu nàng đã bỏ đi và sẽ trở về trong tương lai. Từ đó chàng lại cố chờ tin bạn...
Thu qua, đông về...
Rồi lại thêm hai mùa mai nở...
Hè năm đó, đang ngồi ôn lại những vần thơ xưa thì chàng thư sinh lại nghe có tiếng ai đó bên ngoài. Chàng bước ra thì thấy có một ông lão tật nguyền đang khập khểnh bên đường. Bất nhẫn, chàng mời ông lão vào nhà cho ông ăn uống và lấy nước rửa sạch bụi bẩn cho ông. Khi nhìn kỹ gương mặt của ông lão chàng thấy hơi quen, và chợt nhớ ra rằng ông già tật nguyền này chính là ông lão ngày xưa đã từng qua nhà chàng để nhận những bài thơ do chàng sáng tác. Lấy làm vui mừng, chàng bèn hỏi thăm lão đủ điều, và sau cùng chàng hỏi ông lão về người bạn tri âm thuở nọ. Ông lão trầm ngâm một hồi, và sau một hơi thở dài ông nói :
- Lão ngỡ là sẽ không bao giờ gặp lại công tử nữa rồi. Từ ngày công tử ra đi, tiểu thư bỗng trở nên sầu não và không buồn hát nữa. Đến khi quân ta thất thế rút lui thì giặc đã kéo đến đây. Chúng tàn phá xóm làng, giết người, cướp của. Bọn chúng nài ép bắt tiểu thư phải hầu hạ bọn chúng, nhưng tiểu thư không chịu. Sau cùng tiểu thư đã tự hủy mình để giữ gìn tiết hạnh khi bọn chúng một lần định làm hỗn. Lão căm phẫn chửi bới bọn chúng nên bị chúng bắt đem chặt chân, móc mắt và ném bên đường chờ chết. Đáng lẽ ra lão cũng không muốn sống làm gì nhưng vì đã hứa với tiểu thư là phải tìm cho ra công tử để nói lại là tiểu thư vẫn không quên lời hẹn năm nào dù trước khi nhắm mắt qua đời. Cho nên lão mới ráng kéo dài cuộc sống cho đến ngày hôm nay.
Nói đến đây giọng ông lão trở nên nghẹn ngào và hai giòng lệ đã tuôn từ trong đôi mắt sâu thẳm của ông. Chàng thư sinh nghe ông lão nói xong mà không nói gì cả. Sau một hồi lâu im lặng, chàng đứng dậy và nói:
- Chỗ an nghỉ cuối cùng của tiểu thư là ở đâu, lão trượng hãy chỉ cho tôi. Tôi muốn được viếng mộ người để thắp một nén hương thương tiếc cho trọn tình tri kỷ.
Ông lão trả lời :
- Bây giờ lão đã mù nên không thể chỉ cho công tử rõ được nhưng lão vẫn nhớ là đã an táng tiểu thư ở ngay tảng đá lớn mà công tử thường ngồi năm nào.
Chàng thư sinh bèn dìu ông lão đứng dậy và từ từ tìm ra bờ hồ xưa. Đến nơi, chàng tìm lại tảng đá năm xưa thì không thấy một ngôi mộ nào cả, chỉ có một thân cây cao lớn, rạp bóng mát, mà chàng nhớ là chàng chưa hề thấy hồi hai mươi năm trước. Chàng bèn hỏi ông lão :
- Lão trượng đã trồng cây này phải không?
Ông lão đáp :
- Không. Lão không trồng nó, nhưng lão biết là sau mười mấy năm tìm tông tích của công tử không ra, lão có trở về đây một lần thì nó đã mọc tự bao giờ. Và lão cũng không tìm thấy vết tích mộ phần của tiểu thư nữa.
Rồi ông lão quỳ xuống bên thân cây, đưa tay ra mò mẫm một hồi, rồi dùng cả hai tay xới đất lên ở một chỗ gần ngay gốc cây. Tuy không biết ông lão đang làm gì, nhưng chàng vẫn lặng yên đứng nhìn, Đào một hồi thì thấy một vật gì cứng ở dưới được bọc kín bởi một lớp giấy dầu. Ông lão đem vật đó lên và phủi sạch đất bùn. Mở bọc giấy ra, ông lão lấy từ trong ra một cái hộp lớn. Hai tay ông nâng niu hộp ấy một hồi, rồi ông lão mới mở hộp ra và lấy từ trong ra một cây đàn. Hai tay ông kính cẩn nâng đàn đưa cho chàng thư sinh và nói :
- Trước khi lìa đời, tiểu thư bảo lão phải đưa cây đàn này đến tận tay công tử. Vì sợ nó bị hư bể nên lần về đây lần đầu, lão đã chôn nó nơi đây để hầu bảo vệ cho cây đàn còn nguyên vẹn. Tiểu thư bảo lão phải hứa là tìm cho được công tử trao đàn và nói với công tử rằng: Vì biết rằng thế nào công tử cũng trở về đây, nên tiểu thư muốn chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ cuối cùng để được ngàn đời, thiên thu giữ lời hẹn cùng công tử.
Chàng thư sinh đưa hai tay kính cẩn nhận đàn trong khi đôi mắt chàng nhạt nhòa giòng lệ. Ông lão lúc đó lại nói tiếp:
- Bây giờ đàn đã trao, lời đã nói. Lão đã làm trọn vẹn lời hứa với tiểu thư. Giờ đây xin từ giã công tử cho lão về để được hầu hạ tiểu thư bên kia thế giới.
Nói xong ông lão lao đầu vào tảng đá tự vận, trong khi chàng thư sinh không kịp trở tay. Thương tiếc cho một người nghĩa bộc, chàng thư sinh đã an táng ông lão gần mộ người bạn xưa. Và chàng ôm đàn ra về...
Từ đó, ngày ngày chàng thư sinh thường hay ra ngồi ngay gốc cây ven bờ hồ mà đàn hát cho người bạn tri âm thuở nào, mặc dù người thiếu nữ đó đã là người thiên cổ. Chàng thư sinh buồn rầu, sầu não và trở nên kém ăn, mất ngủ. Cho đến một ngày kia, người ta không còn nghe tiếng hát của chàng thư sinh trên mặt hồ nữa. Nhiều người hiếu kỳ tìm đến chỗ chàng thường ngồi hát nơi gốc cây ven hồ, thì chỉ thấy một cây đàn nằm trên một chiếc áo thư sinh, bên cạnh là một tập thơ. Trên mặt đàn có khắc chữ Phượng, mà người ta đoán có lẽ là tên của người chủ cây đàn. Không ai biết là chàng đã đi đâu, nhưng người ta đoán là chàng đã chết.
Từ hôm đó, người ta thấy trên đỉnh cây nọ bỗng nở rộ những nụ hoa đỏ hồng tươi thắm. Và cũng từ hôm đó, người ta bỗng nghe tiếng của một loài côn trùng cất lên trong một âm điệu sầu não, ngập đầy nhớ thương. Vì loài côn trùng đó hay lột xác, nên người ta đồn rằng khi chàng thư sinh ấy chết, hồn chàng hoá thành loài côn trùng đó -- như một lần chàng đã cởi bỏ áo chiến bào mặc lại áo thư sinh, mà tìm về nơi chốn cũ năm xưa để hát cho người bạn tri âm thuở nào nghe lại những lời nhạc của ngày xưa xa vắng.
Và người ta gọi đó là hoa phượng...
Và người ta gọi loài côn trùng đó là con ve sầu...
Từ đó cho đến ngàn năm sau, mỗi khi hè về thì hoa phượng lại nở, loài ve sầu lại cất tiếng ca vang, như để muôn đời nhắc nhở cho thế nhân nhớ mãi lời ước hẹn của một đôi bạn tri âm của một ngày xưa, xưa lắm...
npn
Cũng có những đêm chàng thường ngồi ven hồ độc ẩm vọng nguyệt. Một đêm đó chàng thư sinh tìm ra bờ hồ mà ngồi một mình như thường lệ. Nhìn ánh trăng huyền ảo lung linh trên mặt hồ, chàng thư sinh bỗng cảm thấy thi ý tràn dâng, và chàng cất tiếng ngâm một bài thơ do mình sáng tác.
Sáng hôm sau khi đang đọc sách thì chàng nghe có tiếng gõ cửa. Chàng thư sinh mở cửa thì thấy một ông lão đang đứng đó. Chàng bèn mời ông ta vào. Sau khi thăm hỏi đôi câu, ông lão bảo là đêm qua lúc chàng ngâm thơ thì có người nghe được và rất phục tài chàng. Người ấy sai ông lão qua xin chàng thủ bút cho bài thơ đó. Rất lấy làm ngạc nhiên chàng thư sinh bèn hỏi tên người đó, nhưng ông lão bảo là không tiện nói ra. Tuy nhiên, vì thấy có người mến mộ thơ mình, chàng thư sinh đã không ngần ngại chép ra bài thơ đó và trao cho ông lão. Thế rồi ông lão kiếu từ ra về.
Đêm đó chàng thư sinh lại ra bờ độc ẩm. Chàng đang lặng ngắm trăng thì nghe có tiếng khua chèo của một con thuyền trên mặt hồ từ xa vọng lại. Rồi từ hướng tiếng chèo đó, chàng nghe tiếng đàn vọng lại, tiếp theo là giọng hát của một người thiếu nữ qua một bài hát. Lạ lùng thay, lời bài hát đó lại chính là bài thơ mà chàng đã ngâm đêm qua. Tiếng hát thanh thoát hòa với tiếng đàn huyền diệu trong một không gian tĩnh mịch tạo nên một cảnh tượng thật là thơ mộng. Chờ cho tiếng hát dứt hẳn, chàng thư sinh bèn cất tiếng hỏi :
- Đêm nay được hân hạnh nghe tiếng đàn siêu tục của người. Dám hỏi tiểu thư quí danh là gì và xin cho tiểu sinh được hân hạnh diện kiến tôn nhân.
Sau một hồi yên lặng, chàng thư sinh nghe giọng của thiếu nữ ấy đáp lại rằng :
- Nam nữ thụ thụ bất thân. Tiện thiếp là phận gái, không dám vượt lễ giáo, cho nên không tiện nêu tên gặp mặt. Xin công tử tha thứ cho. Tuy nhiên, nếu công tử có nhã ý ngắm trăng, nghe đàn thì tiện thiếp xin được hân hạnh mỗi đêm đàn hầu công tử thưởng lãm. Bây giờ xin kiếu từ.
Trong khi chàng thư sinh chưa kịp trả lời thì tiếng mái chèo lại vang lên và từ từ xa dần. Chàng thư sinh vẫn còn đứng đó ngẩn ngơ, như tiếc nuối.
Và từ đó, mỗi ngày ông lão kia lại cứ đến lấy những bài thơ do chàng sáng tác, và cứ mỗi đêm thì chàng thư sinh lại ra bờ hồ ngắm trăng, để được nghe tiếng đàn và giọng hát của người thiếu nữ nọ qua những bài thơ đó. Chàng không hề hỏi tên hay đòi gặp mặt người thiếu nữ nọ, vì chàng muốn tôn trọng ý muốn của người bạn tri âm đáng quí, đáng mến.
Thời gian thấm thoát tợ thoi đưa...
Mùa hè rồi cũng hết...
Ngày đó, chàng thư sinh lại khăn gói lên đường trở về kinh đô để tiếp tục việc bút nghiên, đèn sách. Đêm sau cùng trước khi đi, hai người bạn tri âm đã hẹn nhau sẽ gặp lại nhau tại chốn cũ ven hồ. Khi chàng thư sinh về tới kinh đô thì xảy ra cơn quốc biến. Vì là nam tử hán nên chàng thư sinh đã bỏ áo thư sinh khoác chiến bào, xếp bút nghiên cầm gươm ra giúp nước chống giặc xâm lăng, Xông tên đục pháo miệt mài như thế đã mười mấy năm qua. Dù chiến bào đã bạc với phong sương, nhưng cứ mỗi hè sang, chàng lại nhớ đến người bạn tri âm và lời hẹn thuở nào ven hồ cũ. Chàng không quên nhưng chàng biết mình không làm khác hơn được.
Rồi ngày đó giặc xâm lăng bị đánh bại. Muôn dân vang ca khúc khải hoàn.
Thấm thoát mà đã mười sáu năm trôi qua...
Chàng chiến sĩ gác kiếm và cởi chiến bào. Từ bỏ chức tước, quyền uy, chàng khoác lại chiếc áo thư sinh năm nào và quay bước tìm về làng xưa theo lời hẹn cũ. Nhưng than ôi, khi tìm đến nơi thì xóm cũ, làng xưa đã trở nên tiêu điều, hoang vắng. Trong cơn chinh chiến, ngôi làng đó, giờ đây chỉ còn là những đống gạch vụn đổ nát cô liêu. Chàng tìm hỏi về người thiếu nữ nọ nhưng không ai biết cả, mà cũng không ai muốn biết. Vẫn không nản chí, nhưng dù cố công tìm kiếm chàng vẫn không hề gặp lại được người thiếu nữ ấy. Thế rồi chàng thư sinh quyết định ở lại làng để tìm người bạn tri âm thuở nọ. Biết đâu nàng đã bỏ đi và sẽ trở về trong tương lai. Từ đó chàng lại cố chờ tin bạn...
Thu qua, đông về...
Rồi lại thêm hai mùa mai nở...
Hè năm đó, đang ngồi ôn lại những vần thơ xưa thì chàng thư sinh lại nghe có tiếng ai đó bên ngoài. Chàng bước ra thì thấy có một ông lão tật nguyền đang khập khểnh bên đường. Bất nhẫn, chàng mời ông lão vào nhà cho ông ăn uống và lấy nước rửa sạch bụi bẩn cho ông. Khi nhìn kỹ gương mặt của ông lão chàng thấy hơi quen, và chợt nhớ ra rằng ông già tật nguyền này chính là ông lão ngày xưa đã từng qua nhà chàng để nhận những bài thơ do chàng sáng tác. Lấy làm vui mừng, chàng bèn hỏi thăm lão đủ điều, và sau cùng chàng hỏi ông lão về người bạn tri âm thuở nọ. Ông lão trầm ngâm một hồi, và sau một hơi thở dài ông nói :
- Lão ngỡ là sẽ không bao giờ gặp lại công tử nữa rồi. Từ ngày công tử ra đi, tiểu thư bỗng trở nên sầu não và không buồn hát nữa. Đến khi quân ta thất thế rút lui thì giặc đã kéo đến đây. Chúng tàn phá xóm làng, giết người, cướp của. Bọn chúng nài ép bắt tiểu thư phải hầu hạ bọn chúng, nhưng tiểu thư không chịu. Sau cùng tiểu thư đã tự hủy mình để giữ gìn tiết hạnh khi bọn chúng một lần định làm hỗn. Lão căm phẫn chửi bới bọn chúng nên bị chúng bắt đem chặt chân, móc mắt và ném bên đường chờ chết. Đáng lẽ ra lão cũng không muốn sống làm gì nhưng vì đã hứa với tiểu thư là phải tìm cho ra công tử để nói lại là tiểu thư vẫn không quên lời hẹn năm nào dù trước khi nhắm mắt qua đời. Cho nên lão mới ráng kéo dài cuộc sống cho đến ngày hôm nay.
Nói đến đây giọng ông lão trở nên nghẹn ngào và hai giòng lệ đã tuôn từ trong đôi mắt sâu thẳm của ông. Chàng thư sinh nghe ông lão nói xong mà không nói gì cả. Sau một hồi lâu im lặng, chàng đứng dậy và nói:
- Chỗ an nghỉ cuối cùng của tiểu thư là ở đâu, lão trượng hãy chỉ cho tôi. Tôi muốn được viếng mộ người để thắp một nén hương thương tiếc cho trọn tình tri kỷ.
Ông lão trả lời :
- Bây giờ lão đã mù nên không thể chỉ cho công tử rõ được nhưng lão vẫn nhớ là đã an táng tiểu thư ở ngay tảng đá lớn mà công tử thường ngồi năm nào.
Chàng thư sinh bèn dìu ông lão đứng dậy và từ từ tìm ra bờ hồ xưa. Đến nơi, chàng tìm lại tảng đá năm xưa thì không thấy một ngôi mộ nào cả, chỉ có một thân cây cao lớn, rạp bóng mát, mà chàng nhớ là chàng chưa hề thấy hồi hai mươi năm trước. Chàng bèn hỏi ông lão :
- Lão trượng đã trồng cây này phải không?
Ông lão đáp :
- Không. Lão không trồng nó, nhưng lão biết là sau mười mấy năm tìm tông tích của công tử không ra, lão có trở về đây một lần thì nó đã mọc tự bao giờ. Và lão cũng không tìm thấy vết tích mộ phần của tiểu thư nữa.
Rồi ông lão quỳ xuống bên thân cây, đưa tay ra mò mẫm một hồi, rồi dùng cả hai tay xới đất lên ở một chỗ gần ngay gốc cây. Tuy không biết ông lão đang làm gì, nhưng chàng vẫn lặng yên đứng nhìn, Đào một hồi thì thấy một vật gì cứng ở dưới được bọc kín bởi một lớp giấy dầu. Ông lão đem vật đó lên và phủi sạch đất bùn. Mở bọc giấy ra, ông lão lấy từ trong ra một cái hộp lớn. Hai tay ông nâng niu hộp ấy một hồi, rồi ông lão mới mở hộp ra và lấy từ trong ra một cây đàn. Hai tay ông kính cẩn nâng đàn đưa cho chàng thư sinh và nói :
- Trước khi lìa đời, tiểu thư bảo lão phải đưa cây đàn này đến tận tay công tử. Vì sợ nó bị hư bể nên lần về đây lần đầu, lão đã chôn nó nơi đây để hầu bảo vệ cho cây đàn còn nguyên vẹn. Tiểu thư bảo lão phải hứa là tìm cho được công tử trao đàn và nói với công tử rằng: Vì biết rằng thế nào công tử cũng trở về đây, nên tiểu thư muốn chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ cuối cùng để được ngàn đời, thiên thu giữ lời hẹn cùng công tử.
Chàng thư sinh đưa hai tay kính cẩn nhận đàn trong khi đôi mắt chàng nhạt nhòa giòng lệ. Ông lão lúc đó lại nói tiếp:
- Bây giờ đàn đã trao, lời đã nói. Lão đã làm trọn vẹn lời hứa với tiểu thư. Giờ đây xin từ giã công tử cho lão về để được hầu hạ tiểu thư bên kia thế giới.
Nói xong ông lão lao đầu vào tảng đá tự vận, trong khi chàng thư sinh không kịp trở tay. Thương tiếc cho một người nghĩa bộc, chàng thư sinh đã an táng ông lão gần mộ người bạn xưa. Và chàng ôm đàn ra về...
Từ đó, ngày ngày chàng thư sinh thường hay ra ngồi ngay gốc cây ven bờ hồ mà đàn hát cho người bạn tri âm thuở nào, mặc dù người thiếu nữ đó đã là người thiên cổ. Chàng thư sinh buồn rầu, sầu não và trở nên kém ăn, mất ngủ. Cho đến một ngày kia, người ta không còn nghe tiếng hát của chàng thư sinh trên mặt hồ nữa. Nhiều người hiếu kỳ tìm đến chỗ chàng thường ngồi hát nơi gốc cây ven hồ, thì chỉ thấy một cây đàn nằm trên một chiếc áo thư sinh, bên cạnh là một tập thơ. Trên mặt đàn có khắc chữ Phượng, mà người ta đoán có lẽ là tên của người chủ cây đàn. Không ai biết là chàng đã đi đâu, nhưng người ta đoán là chàng đã chết.
Từ hôm đó, người ta thấy trên đỉnh cây nọ bỗng nở rộ những nụ hoa đỏ hồng tươi thắm. Và cũng từ hôm đó, người ta bỗng nghe tiếng của một loài côn trùng cất lên trong một âm điệu sầu não, ngập đầy nhớ thương. Vì loài côn trùng đó hay lột xác, nên người ta đồn rằng khi chàng thư sinh ấy chết, hồn chàng hoá thành loài côn trùng đó -- như một lần chàng đã cởi bỏ áo chiến bào mặc lại áo thư sinh, mà tìm về nơi chốn cũ năm xưa để hát cho người bạn tri âm thuở nào nghe lại những lời nhạc của ngày xưa xa vắng.
Và người ta gọi đó là hoa phượng...
Và người ta gọi loài côn trùng đó là con ve sầu...
Từ đó cho đến ngàn năm sau, mỗi khi hè về thì hoa phượng lại nở, loài ve sầu lại cất tiếng ca vang, như để muôn đời nhắc nhở cho thế nhân nhớ mãi lời ước hẹn của một đôi bạn tri âm của một ngày xưa, xưa lắm...
npn
