
l ố i- v ề
____________________________________________________________________________
Nhìn chiếc bóng vừa trải lên cuốn sách của mình, người thanh niên vẫn tiếp tục chép bài và chào:
- Hi Alan. How're you doing?
- Hi Don. I need to talk to you.
Người thanh niên ngừng viết, ngước mặt lên nhìn người bạn Mỹ trước mặt và hỏi:
- Sure. What is it?
- Listen, Don. I need your help on my sociology report which will be due next week?
- How?
Cuộc đối thoại được tiếp tục bằng Anh ngữ với Alan, người sinh viên Mỹ, trả lời:
- Thì tại tao chọn đề tài là "Những khó khăn trong cuộc sống của một người vừa đến Hoa Kỳ". Mà gia đình mày cũng là những người mới đến, nên tao muốn cuối tuần này nhờ mày giúp tao được đến nói chuyện cùng gia đình mày để lấy thêm tài liệu. Mày chịu không?
- Chắc không được đâu Alan. Cuối tuần này tao bận lắm. Bài làm và bài thi tuần tới nhiều quá. Về nhà sao được.
- Mày đừng có xạo. Mày là chuyên môn học bài và làm bài xong trước khi cuối tuần để đi chơi mà, làm gì mà không được. Hay là...
Alan nheo mắt cười rồi nói tiếp:
- Hay là có hẹn với em nào cuối tuần nay.
- Không, không có đâu.
Người thanh niên vội phủ nhận trong sự bối rối. Bằng một giọng nói thành khẩn hơn, Alan nói với nét mặt chợt nghiêm lại:
- Come on, Don. Mày dư biết cái bài tường trình này quan trọng với tao như thế nào. Tao cần có nó để kéo điểm lên mà. Giúp tao đi Don. Please!
Nhìn nét ưu tư trên khuông mặt người bạn Mỹ đối diện, người thanh niên đành gật đầu trong miễn cưỡng.
- All right, Alan. Tao sẽ giúp mày.
Alan không dấu được sự vui mừng, đứng dậy và nói:
- Tao biết mày không làm tao thất vọng. Thanks, Don. Bây giờ tao phải đi lớp toán. Chán quá. Lớp gì ông thầy người Ai Cập nói chả hiểu đếch chi cả. Mà bài làm thì cho nhiều ơi là nhiều.
Vừa quay đi thì Alan vòng trở lại hỏi:
- Don. Tao quên nữa. Ngày mai thứ sáu rồi. Mày muốn tao rước mà trước nội trú hay ở đâu?
- Tao chờ mày trước cửa nội trú. OK?
- OK. Bye, Don. Later!
- Bye, Alan.
Người thanh niên nhìn theo bóng người bạn Mỹ đang hòa dần vào đám đông của những sinh viên đang đôn đáo đi đến lớp học của giờ kế tiếp mà tự nhiên bỗng có cảm giác mình bị cô lập. Nghĩ đến những ngày cuối tuần sắp đến và câu chuyện vừa qua với người bạn Mỹ, người thanh niên nén hơi, rồi thở hắt ra và lại cúi xuống với những bài làm trước mặt.
oOo
Chiếc xe dừng lại trước nhà, người thanh niên bước ra, quay lại lấy túi đựng sách và đóng cửa xe lại. Vừa tới trước cửa nhà thì Alan lại thò đầu ra cửa xe hô to:
- Hey, Don! What time should I come by tomorrow?
- I'll call you and let you know later. OK?
- OK. Bye!
Không chờ câu chào sau cùng của bạn mình, Alan lái xe đi. Người thanh niên quay lại đưa tay bấm chuông. Một lúc sau cánh cửa hé mở và một cái đầu nhỏ nhắn nhô ra với đôi mắt ngước lên nhìn chăm chú vào người thanh niên. Rồi cánh cửa mở tung ra, đứa nhỏ bỏ mặc cho người thanh niên đứng đó và chạy vào trong nhà, vừa chạy miệng vừa la lớn:
- Má ơi, anh Hai dìa! Má ơi, anh Hai dìa!
Người thanh niên bước vào nhà, vừa đưa tay đóng cửa lại thì thấy mẹ mình từ dưới bếp đi tất tả lên. Vừa gặp đứa con trai lớn, bà đã nói:
- Thằng Đôn mới dìa đó hả con. Sao không cho nhà hay trước. Má mà biết con dìa thì má đã nói ba đi chợ mua mắm dìa kho cho con ăn. Bữa nay chỉ có canh với cơm khổ qua dồn thịt hà. Thôi được. Chút nữa má chiên thêm vài khúc lạp xưởng nữa. Chắc là cũng đủ.
Bối rối trước sự vồn vã của mẹ, Đôn vội nói:
- Thưa má con mới về.
Vừa thưa Đôn vừa nhìn mẹ. Thằng nhỏ bây giờ đang núp ôm chân mẹ và ló đầu ra nhìn Đôn. Khi Đôn nhìn lại, nó vội dấu mặt sau người mẹ. Đẩy đứa nhỏ ra, me. Đôn nói:
- Thằng Hậu thưa anh đi con.
Không núp được nữa, thằng bé đành bước ra khoanh tay lại chào anh mình:
- Thưa anh Hai mới dìa.
Nhìn đứa nhỏ ôm nhom, đen đúa trước mặt với bộ áo quần mặc khính luộm thuộm từ trại tị nạn đem qua, Đôn gật đầu chào em mình với nụ cười gượng để dấu đi một cơn bực bội vô cớ chợt kéo đến. Quay lại thấy mẹ vẫn đứng đó chăm chú nhìn mình trong bộ áo bà ba chấp vá quê mùa, Đôn ngại ngùng hỏi mẹ:
- Ba với ông nội đâu má?
- Ba con chở ông nội đi xin tiền dưỡng già ở sở an sinh từ trưa đến giờ. Chắc cũng sắp dìa rồi. Ấy chết! Má lo đứng đây nãy giờ, giao nồi cơm cho ông táo, chắc là khét hết rồi.
Bà vội vàng quay đi về phía nhà bếp, vừa đi vừa nói như với chính mình:
- Cái bếp gì mà khó canh hết sức. Lò trên, lò dưới. Bếp trái, bếp phải, bếp trước, bếp sau. Vặn hoài mấy cái nút mà cứ trật hoài. Thiệt là kỳ hết sức.
Chợt để ý đến mùi đồ ăn nực nồng bốc lên từ phía nhà bếp đang lan ra khắp nhà, Đôn nhìn xuống tấm thảm dưới chân và những tấm màn treo cửa sổ mà khẻ thở dài. Ngó lại em mình, Đôn thấy thằng Hậu đang đúng dòm lom lom vào cái máy tính Đôn đang cầm trong tay chưa kịp cất từ khi bước xuống xe. Đôn bỏ vội cái máy tính vào trong túi đựng sách rồi bước nhanh về phòng ngủ của mình. Thằng Hậu đứng đó nhìn theo anh với đôi mắt đục vàng rồi quay về phía nhà bếp. Lát sau, thằng Hậu nghe lời mẹ chạy vô kêu anh đi tắm để chuẩn bị ra ăn cơm. Vừa chạy đến phòng tắm thì thằng Hậu lại nghe tiếng anh mình vọng ra trong sự hằn học:
- Thau với lon. Qua tới bên này mà vẫn còn thau với lon.
Thằng Hậu khựng người lại vừa lúc tiếng cái thau bị dằn mạnh xuống một góc phòng tắm. Tiếp theo là tiếng cái lon nhôm bị ném mạnh theo vào cùng một chỗ. Thằng Hậu lặng người đi. Sau đó nó quay bước về nhà bếp nói với mẹ bằng một giọng thật nhẹ:
- Anh Hai đi tắm rồi má.
Đọc được nỗi buồn của con mình, mẹ Hậu xoa đầu con và nó:
- Thôi, con đi dọn cơm đi. Ba sắp sửa dìa rồi.
Chớp mắt nhiều lần, bà quay lại với bếp nấu, miệng lẩm bẩm:
- Cái bếp thiệt là khó canh. Hở một chút là tỏi khét hết trơn, hết trọi. Khói tùm lum nhà, cay xè con mắt...
oOo
Câu chuyện trong bửa cơm chiều xoay quanh vấn đề xin tiền dưỡng già của ông Năm Tràng, ông nội của Đôn. Mãi tới gần cuối bữa ăn rồi mà Đôn vẫn chưa tìm ra cách bắt đầu nói như thế nào về việc người bạn Mỹ sẽ đến chiều mai - cứ muốn nói, rồi lại thôi. Ông Phúc, lúc đó, vừa gắp một miếng khổ qua cho vào chén vừa nói với vợ:
- Chiều nay ăn xong anh chở ba, em và con đi chợ mua áo quần cho cả nhà. Ăn xong rồi dọn dẹp cho lẹ để đi cho kịp, kẻo tiệm đóng cửa.
Ngó qua Đôn, ông Phúc hỏi đứa con trai của mình:
- Còn Đôn, sao con. Có muốn đi với ba má cho vui không?
Đôn nuốt vội miếng cơm trong miệng và hấp tấp trả lời:
- Dạ, thôi. Con còn phải ở nhà học bài. Với lại...
Ngập ngừng một chút, Đôn vội nói tiếp như sợ mất cơ hội:
- Với lại con phải ở nhà dọn dẹp vì mai con có người bạn Mỹ cùng trường tới đây. À, con quên nói chuyện này với ba má nữa. Thằng bạn Mỹ của con có bài tường trình trong trường cần phải phỏng vấn những người mới qua Mỹ để làm tài liệu. Nó không quen ai như vậy hết, nên nó nhờ con. Con hứa sẽ giúp nó được đến nhà mình nói chuyện với cả nhà. Ba má thấy có gì trở ngại không?
Ông Phúc nhìn vợ mình:
- Em thấy sao?
Bà Phúc nhìn chồng rồi quay lại nói với Đôn:
- Tùy con hà. Má thấy không có gì trở ngại hết trơn hết trọi. Mình giúp bạn bè được thì có sao đâu. Mà nè, bữa nay bộ canh má nấu hổng được ngon hay sao mà con ăn ít quá vậy.
- Dạ tại khổ qua hơi đắng.
- Ủa, con ăn khổ qua hổng được. Vậy mà má đâu có nhớ. Lâu quá rồi...
Bà Phúc bỏ ngang câu nói của mình, gắp một miếng thịt cho vào chén của con rồi nói:
- Thôi nè, con ăn khổ qua không được thì ăn thịt đi. Để khổ qua má với ba ăn cho.
Xấu hổ trước sự tự nhiên của mẹ, Đôn cúi mặt xuống chém cơm khi nhớ đến thái độ xa lạ của mình với mẹ và em suốt buổi chiều nay. Ông Năm Tràng lúc đó lại lên tiếng nói với ông Phúc:
- Con à, thôi con chở vợ con với thằng Hậu đi đi. Bữa khác rồi ba đi cũng được. Chiều giờ ba hơi mệt vì cái màn xếp hàng chờ xin hộ khẩu chính phủ.
Rồi bật cười với câu nói của mình, ông Năm Tràng nói tiếp:
- Thiệt khổ thì thôi á. Ở bên nhà hổng có ăn vì không có giấy hộ khẩu, qua bên này thì cũng lại phải làm đơn xin hộ khẩu mới được ăn. Riết rồi mình cũng hết biết Việt Nam với Mỹ nó khác nhau cái chỗ nào ngoài tự do, với cái đói bên bển và cái no bên nay.
Ngó về phía ông bà Phúc, ông Năm Tràng lại xua tay:
- Thôi, vợ chồng con với thằng Hậu đi đâu thì đi đi. Để chén đó ba với thằng Đôn dọn dẹp cho.
Bà Phúc đưa nhanh ánh mắt ái ngại về phía đứa con trai lớn của mình, rồi nhìn sang ông Năm Tràng mà đáp:
- Dạ, được rồi ba. Để con dọn dẹp cho xong rồi hẳn đi.
- Được rồi, không sao đâu. Hai ông cháu mình làm được mà, phải không Đôn?
Đôn đáp nhỏ:
- Dạ.
Bà Phúc đưa mắt hỏi ý chồng, trong lúc ông Phúc nhìn ông Năm Tràng thật chăm chú, rồi gật đầu và đứng dậy.
oOo
Rửa chén xong với đứa cháu, ông Năm Tràng lau khô tay bằng một tấm khăn nhỏ. Lau xong, ông Năm Tràng máng cái khăn lên một cây đinh đóng trên vách ở một góc bếp rồi ngồi xuống trên một cái ghế nói với Đôn:
- Đôn, rót dùm cho ông nội tách trà đi con.
Khi Đôn đem tách trà ra để nhẹ lên mặt bàn, ông Năm Tràng chỉ chiếc ghế trước mặt mình mà nói:
- Ngồi xuống đi con. Ông nội có chuyện này muốn nói.
Đôn vâng lời ngồi xuống chiếc ghế, mắt vẫn không rời khuôn mặt hiền từ nhưng nghiêm nghị của ông mình. Với Đôn, khuôn mặt đó vẫn không mất đi vẻ thân mật ngày nào, chỉ điều là có nhiều nếp nhăn hơn. Và mỗi nếp nhăn đã hằn sâu hơn trên khuôn mặt đó kể từ lần ông Năm Tràng đưa Đôn cùng ông Phúc lên đường vượt biên cách đây hơn sáu năm về trước. Không hiểu sao, Đôn chợt muốn bước lại gần hơn để được đưa tay vuốt ve những nếp nhăn đó của ông mình. Giọng ông Năm Tràng lúc đó trở nên gần gũi:
- Con nhớ hồi đó lúc con còn nhỏ phải dìa ở với ông nội không? Má con phải theo ba con ra ngoài Trung, chỉ đem có thằng Hậu theo. Vì nó còn nhỏ quá, không rời má được đó. Con nhớ không?
Chờ Đôn gật đầu xong, ông Năm Tràng mới nói tiếp:
- Hồi đó con còn nhỏ lắm. Mới mười một tuổi hà. Má con đưa con xuống ở với ông nội vì ra ngoài Trung cực khổ lắm. Má con lo cho hai đứa không xuể, lại còn phải lo làm ăn thăm nuôi ba con nữa. Chà, thiệt là tội nghiệp cho má con lúc đó...
Thấy mình đi hơi xa câu chuyện muốn nói, ông Năm Tràng ngừng lại, hớp một ngụm trà, thở khà ra thật nhẹ rồi nói tiếp:
-Con ở với ông nội từ lúc đó cho đến lúc ba con ra khỏi tù rồi trốn đi là sáu năm. Từ nhỏ đến lớn ở gần ông nội nên ông nội hiểu tánh tình của con lắm. Mà con cũng gần với ông nội nữa, hơn là với ba má con. Lúc con đi là con mười bảy tuổi, thằng Hậu lúc đó được mấy tuổi con nhớ không?
- Dạ sáu, bảy tuổi gì đó.
Ông Năm Tràng gật đầu:
- Ờ, phải rồi. Lúc đó thằng Hậu vừa được bảy tuổi. Ba con ra tù là năm năm, rồi dìa ở cùng ông nội với má và em con được một năm nữa rồi đi. Hồi đó ông nội không chịu đi nên ba con cũng định không đi rồi đó. Má con với ông nội phải đốc thúc miết rồi ba con mới chịu đi và dắt con theo, vì chỉ đủ tiền chịu cho chủ ghe cho hai người thôi. Má con lúc đó cũng không chịu đi thay chỗ ba con, nói là sợ cướp biển, sợ hải tặc, sợ sóng gió tùm lum, nên nhất định ở lại. Nói là nói vậy chớ ông nội biết má con muốn cho ba con đi với con. Với lại lúc đó thằng Hậu còn nhỏ quá, sợ đi chịu khổ không cam, nó yếu gan từ nhỏ mà, con nhớ không?
Uống thêm một ngụm trà nữa, ông Năm Tràng lại tiếp tục nói về chuyện quá khứ, đôi mắt khép nhỏ lại như để sống lại thời gian đã qua:
- Tại vì ông nội cả quyết không đi nên má con mới ở lại để lo cho ông nội, ông nội cũng biết luôn điều đó nữa. Mãi tới cách đây một năm ông nội thấy má con và thằng Hậu vẫn cứ ở vậy với ông nội hoài cực quá. Nhứt là thằng Hậu, chẳng có tương lai chi hết ráo. Lúc đó ông nội mới quyết định đi, bởi ông nội đi thì má con mới chịu đi. Ông nội tiếc vườn, tiếc ruộng nên mới không chịu đi lúc đầu, nhưng riết rồi thấy nói là của mình vậy chứ chỉ có cái nhà là mình ở. Còn ruộng vườn gì đều là của... người ta hết trọi rồi. Nên ông nội bèn biểu má con và thằng Hậu chuẩn bị đi. Có chết cũng đi. Tiền dành dụm của ông nội và má con cùng với tiền bán đồ của ba con gửi về, ông nội đem đút cho chủ ghe hết để lo cho cả ba người cùng được đi.
Thấy ông mình ngừng lại để uống trà, Đôn có cảm giác là mình phải nói gì đó, thì ông Năm Tràng đã đưa tay ra ngăn lại vừa lúc Đôn định thốt lời mà hỏi rằng:
- Con có biết tại sao ông nội phải nói dài dòng tự nãy giờ không?
Nhìn đứa cháu mình lắc đầu, ông Năm Tràng mỉm cười:
- Ông nội nói như vậy là để con thấy tại sao giữa con và ba má con có một khoảng cách. Nhất là với má con. Từ nhỏ tới lớn con không được ở gần má con nhiều, nên không khỏi có điều xa lạ khi gặp lại. Má con cũng hiểu điều này. Nhưng nói như vậy đâu có nghĩa là má con không biết buồn khi thấy con hờ hững với em con đâu.
Uống hết phần trà còn lại trong tách, ông Năm Tràng đưa tách trà cho cháu không cho cháu. Chờ Đôn ngồi xuống sau khi mang tách trà mới trở lại cho mình, ông Năm Tràng hỏi tiếp:
- Con có biết con làm ba má con rất buồn từ khi má con vừa qua đây đến bây giờ không?
- Dạ, con biết. Nhưng con...
- Ông nội hiểu con không cố ý, và có những điều xa lạ chưa quen thuộc giữa má con và con. Nhưng con không nên để cho những điều đó trở thành một thái độ trốn lánh với má và em, con hiểu không?
Nhìn đứa cháu mình ngượng ngập gật đầu, ông Năm Tràng cắt nghĩa thật chậm rãi:
- Con coi. Từ khi má và em con đến đây cùng với ông nội, con lúc nào cũng ở lại trường vào những ngày cuối tuần, kể cả ngày lễ. Hỏi thì con nói con bận học thi. Còn hễ muốn lên thăm con thì con nó phải bọ chách, bọ chét (project) gì đó với bạn bè. Con làm như vậy con nghĩ coi được không? Chính ba con đã nói lại cho ông nội nghe điều này. Bộ con tưởng là ba má con không hiểu thái độ trốn lánh của con hay sao? Còn thằng Hậu nữa. Nó năm nay đã là mười ba tuổi rồi. Bộ con nghĩ nó còn nhỏ đến độ không hiểu gì ráo hay sao? Có khi con làm lơ với nó, nó buồn. Nhưng nó dấu má con vì sợ má con buồn. Nó ở cực với má con từ nhỏ, nên nó thương má con lắm. Nó chỉ kể lại cho ông nội nghe thôi. Con nghĩ coi, nếu má con biết hết những chuyện này, má con còn buồn biết bao nhiêu nữa.
Đôn gục đầu xuống và nói nhỏ:
- Con đâu có muốn vậy ông nội. Con cũng không biết tại sao nữa.
- Con cũng đừng tự trách mình quá. Ông nội hiểu hết á. Ông nội nói đâu phải để la con, mà để cho con hiểu mà để ý, để tứ chút xíu để đừng làm buồn lòng ba má và em con.
Đặt tách trà vừa uống xuống, ông Năm Tràng cười nhẹ:
- Cũng như hồi chiều. Con nói con phải ở nhà dọn dẹp vì mai có bạn tới. Con nói như vậy mà ba má con không buồn sao được. Ba con nói với ông nội là khi má con qua đây, con không dìa sớm để giúp ba con dọn dẹp nhà cửa để đón má và em con. Chỉ dìa để ra phi trường đón má con dìa nhà rồi lên trường lại ngay. Vậy đó, mà mai bạn con qua, chỉ là bạn thôi, mà con lo rằng nhà cửa không được tươm tất. Phải ở nhà dọn dẹp, hổng chịu đi chợ cho vui cả nhà. Ba con buồn lắm. Ông nội nhìn ba con, ông nội hiểu lắm. Mà con biết ba con buồn nhứt chuyện gì không?
Đôn lắc đầu và đứng dậy đem bình trà để ở gần bếp lại rót thêm cho ông mình. Lúc vừa quay đi, Đôn đua tay vội vàng dụi mắt, nhưng hành động này cũng không thoát khỏi đôi mắt của ông Năm Tràng. Nâng tách trà cho cháu châm thêm, ông Năm Tràng nói tiếp:
- Cái buồn nhất của ba con là không làm sao nói chuyện được để cho con hiểu. Con thử nghĩ coi, cha mẹ mà không nói chuyện được với con cái, phải nhờ đến người khác, dù người đó có là ông nội đi chăng nữa, thì làm sao không buồn được hả con?
- Dạ, con biết.
- Ờ, còn thằng Hậu nữa. Con biết hồi chiều lúc ăn cơm xong, con mắc rửa chén, thằng Hậu nó không dám tắm ở bên phòng tắm của con. Nó đi lấy cái thau với cái lon nhôm đem qua phòng tắm của ba má con mà tắm đó. Con có biết không? Tội nghiệp con à. Lúc mới qua nó đâu biết vặn vòi nước ra làm sao, lần đầu tiên xài bồn tắm nó vặn làm sao đó mà xém một tí là bị phỏng. Ba con có chỉ, nhưng còn sợ nó chưa quen xài, nên mới lấy cho nó cái thau và cái lon là vậy. Để cho nó có thể tắm một mình mà không sợ bị phỏng. Vậy mà không biết chuyện gì mà thằng Hậu lại lủi thủi đem lon và thau qua bên phòng bên kia tắm vậy nữa. Con có biết không?
Tránh tia mắt nhìn của ông mình, Đôn nghĩ đến câu nói và hành động của mình trong phòng tắm hồi chiều, cố ý để cho thằng Hậu nghe được, khi Đôn nghe tiếng chân của thằng Hậu chạy gần đến. Đôn thấy mình thật ích kỷ và nhỏ mọn. Giấu nỗi bức rứt của mình, Đôn lại hỏi ông Năm Tràng:
- Còn con? Con có làm gì ông nội buồn không?
- Chưa con à. Nếu có thì ông nội đâu có ngồi đây mà nói chuyện với con.
- Dạ, con biết. Nhưng tại sao ông nội lại nói là chưa.
- Ông nội nói chưa là bởi vì nếu con đã hiểu hết những gì ông nội nói, ông nội sẽ buồn lắm nếu ông nội không thấy con thay đổi lối cư xử với ba má và em con. Con hiểu không?
- Dạ, con hiểu.
Dù câu trả lời của Đôn thật nhỏ, ông Năm Tràng vẫn nhận ra được sự thành tâm của đứa cháu mình qua câu nói đó. Từ từ đứng dậy, ông Năm Tràng bước qua vỗ vai đứa cháu mình và nói:
- Rồi. Vậy là xong chuyện. Bây giờ con có dọn dẹp gì thì cứ dọn dẹp đi. Ông nội có tiếp con được gì thì ông nội tiếp. Nhưng nè, Đôn...
- Dạ.
- Khi nào dọn dẹp xong thì con hẳn hút bụi nghe con.
- Tại sao vậy ông nội?
- Để trước khi con hút bụi, ông nội ra sau vườn. Cái máy nó kêu um sùm hà. Kỳ cục hết sức. Bên này cái gì cũng tân tiến hết. Chế được cái máy hút bụi sao tụi nó không chịu chế làm sao cho nó im bớt đi cho khỏe người ta. Mỗi lần hút bụi là ồn ào như cái chợ. Ai nói cũng không nghe được gì hết ráo.
Rồi ông Năm Tràng vừa bước đi ra phòng khách, vừa nói:
- Thiệt là ngộ. Má con ở bển có thể vừa quét nhà vừa nghe thằng Hậu trả bài học thuộc lòng. Qua bên này có máy quét nhà mà sao nó kêu như ống loa bễ vậy cà. Có cháy nhà chắc người ta la làng lên cũng không ai nghe được mà chạy. Thiệt là kỳ hết sức...
Đôn nhìn theo dáng ông Năm Tràng bước đi theo tiếng nói nhỏ dần, rồi đứng dậy vươn vai nhìn quanh căn nhà bếp. Bất chợt Đôn nhận ra mùi nấu nướng không còn nồng và khó chịu như mình nghĩ nữa. Mùi tỏi khét, mùi rau thịt của nồi canh cũng không còn. Riết rồi cũng quen. Đôn tự nói với mình như vậy và mang tách trà của ông Năm Tràng về phía bồn rửa chén.
oOo
Khi chiếc xe quẹo ra con đường lớn, Đôn ngã người ra trên ghế và hỏi người bạn Mỹ đồng hành đang lái xe:
- Sao, Alan. Mày có thu thập được gì cho bài tường trình của mày không?
- Mày biết gì không Don, tao ghi nhận được rất nhiều điều bổ ích cho bài tường trình của tao. Nhưng mày biết điều gì làm tao thích thú nhất không?
- Điều gì?
- Tao nghĩ là tao chỉ cần thu thập tài liệu cho bài tường trình là xong rồi, nhưng tao không ngờ rằng những điều đó còn ảnh hưởng với lối tao nhìn cuộc sống nữa.
Quay qua nhìn bạn, Đôn hỏi:
- Tao không hiểu mày muốn nói cái gì. Alan, mày cho thí dụ đi.
- Thì thí dụ là cái lý do ra đi của mẹ của mày đó.
- Tao vẫn không hiểu.
- Thì mày không thấy sao, Don. Mẹ của mày nói ra đi chỉ vì muốn cho mày và em mày có tương lai. Cho em mày được gần ba mày, cho ba mẹ mày được gần nhau. Mày chưa thấy sao?
- Tao nghĩ mày lầm rồi, Alan ạ. Ai di dân như nhà tao thì cũng nghĩ như vậy thôi.
- Tao không lầm đâu, Don. Mày nghĩ đi. Ở nước này, tụi tao lớn lên là muốn ra tự lập. Đôi khi đâu phải tại muốn xa cha mẹ, mà tại vì ở nhà cứ nhìn cha mẹ cãi nhau rồi trút lên đầu con cái. Ra đi để tự lập là một lối thoát, hiểu không Don?
- Nhưng, Alan, ba mẹ mày đâu có cãi nhau và vẫn lo cho mày đi học mà.
- Thì tao đồng ý. Nhưng đây là tao nói đến số đông của người Mỹ ở đây kìa.
Đôn nghĩ tới trường hợp của mình và những hành động mà mình đã làm từ khi mẹ và em vừa sang. Rồi lặng lẽ gật đầu. Bất chợt Đôn quay qua hỏi bạn:
- Alan, mày có nghĩ là tao quá Mỹ hóa không?
- Tao nghĩ là không đâu Don.
Đọc được sự im lặng trong chờ đợi của người bạn Việt Nam của mình, Alan nói tiếp:
- Để tao nói cách khác nhé. Trong lối cư xử với mọi người và trong lối sống hằng ngày, có thể mày đã bị Mỹ hóa ít nhiều. Nhưng tư tưởng và thói quen của mày vẫn là của một người Việt Nam, Don ạ. Để tao đặt ngược một câu hỏi với mày để mày hiểu tao hơn - Mày có đồng ý là từ cách nói chuyện cho đến cách mày sống, mày không khác gì tao, nhất là khi ra đường?
Chờ Đôn gật đầu xong, Alan cắt nghĩa thêm:
- Ở những điều như vậy mà mày mới có những băn khoăn về vấn đề Mỹ hóa chứ gì? Thì mày có thấy không, ngay trong tư tưởng mày đã không muốn hoặc sợ bị Mỹ hóa nên mày mới hỏi tao câu này, đúng không? Thêm vào đó nữa, nếu mày đã hoàn toàn bị Mỹ hóa rồi thì mày đâu bao giờ thấy cần phải đặt câu hỏi này với tao. Chỉ có người chưa bị hoặc không muốn bị Mỹ hóa mới đặt câu hỏi như mày. Có đứa Mỹ nào như tao mà đặt câu hỏi như vậy đâu. Mày thấy chứ, Don?
Đôn nhìn Alan trong sự ngạc nhiên vì lối nhận xét chính xác của bạn mình. Và Đôn ói:
- Mày làm tao ngạc nhiên, Alan.
- Tại sao?
- Vì tao không bao giờ nghĩ ra rằng một người Mỹ, nhất là trẻ như mày, lại có thể có những tư tưởng như vậy.
- Mày biết không Don. Tao thấy đó là sự sai lầm trên quan niệm giữa những người Tây phương và Đông phương. Khi người Tây phương phản ứng theo sự việc xảy ra trước mặt, thì người Đông phương lại cho đó là sự nông cạn của tâm hồn. Ngược lại, khi người Tây phương thấy người Đông phương thường hay suy nghĩ trước khi làm một việc gì, thì lại cho rằng người Đông phương rụt rè, nhút nhát. Sự thật, theo tao nghĩ, chiều sâu của tâm hồn một con người đâu thể nào được đo lường bởi những cá tánh bị thấm nhuần từ phong tục, tập quán của địa phương, kể từ khi còn bé. Có một điều lạ, Don ạ. Mày biết là gì không?
- Gì, Alan?
- Khi tao nói chuyện với mẹ của mày, mẹ của mày có nói một câu làm tao suy nghĩ mãi mới thấy có lẽ đây là sự khác biệt nhất giữa người Việt và người Mỹ.
- Mẹ của tao đã nói gì?
- Khi tao hỏi mẹ của mày có thấy thiếu thốn không khi đã từ một nơi nghèo khó đến một nơi văn minh, tiện nghi như nước Mỹ này. Mà có nhớ mẹ của mày trả lời ra sao không?
Thấy Đôn không nói gì, Alan tự trả lời:
- Mẹ của mày nói: Không có những tiện nghi để cho cuộc sống thêm thoải mái đâu có nghĩa là mình không thoải mái được với một cuộc sống thiếu tiện nghi. Mày dịch câu này lại cho tao, mày không nhớ sao? Mày dùng chữ "content" thật hay đó Don. Cái chữ này coi vậy chứ khác xa với chữ "accept" hay "make-do". Nhất là với ý nghĩa của câu trả lời của mẹ của mày. Người Mỹ tụi tao lúc nào cũng chạy đua với tiện nghi và vật chất, đâu có như người Đông phương tụi mày. Rất cam phận và chịu đựng. Và điều tuyệt diệu nhất là trong tư tưởng, không bao giờ người Đông phương tụi mày bị ràng buộc bởi sự chịu đựng này. Mày nghĩ tao nói đúng không Don?
Đôn ngồi im lặng thật lâu sau câu nói của bạn mình. Và nói:
- Mày biết không Alan. Tao vừa nghĩ đến một điều mà đáng lẽ ra rất là buồn cười, nhưng khi nghĩ lại thì không buồn cười chút nào cả.
- Điều gì vậy?
- Là tao là một người Việt Nam, một người Á Đông. Mà phải nghe một người Tây phương như mày nói ra mới nhận thứ được cái đẹp, cái hay của mình. Điều đó đáng buồn cười, mày thấy không? Nhưng lại không buồn cười với riêng cá nhân tao.
- Nhưng ở tao là sự học hỏi, tìm tòi, Don ạ. Với mày, nó sẽ là mọc rễ, nhập tâm từ nhận thức được ra ý nghĩa của quá khứ mình. Mày thấy không, tao giống như một kẻ thấy cái gì đẹp là trầm trồ, khen ngợi và mãi mê thưởng thức. Mày là kẻ đã tìm ra cái đẹp đó và thưởng thức nó bằng cách tuyệt đối nhất. Là tự tạo nó ra trong chính mình và người bên cạnh.
- Ừ, có lẽ mà nói đúng đó Alan. Nhưng nè, Alan...
- Gì Don?
- Với tao, mày là người bên cạnh đó. Và mày là cái động lực đã thúc đẩy tao đi tạo cái đẹp đó.
Alan bối rối với lời khen của bạn và nói nhanh:
- Bây giờ chắc ông nội của mày sắp ra tản bộ sau nhà.
Đôn ngạc nhiên:
- Sao mà biết?
- Vì trước khi đi tao thấy em mày đang chuẩn bị hút bụi nhà.
Hồi tưởng lại lúc thông dịch cho Alan hiểu về câu chuyện cái máy hút bụi của ông Năm Tràng với nụ cười hóm hỉnh của ông, Đôn vỗ vai Alan và nói:
- Older is better, heh Alan!
Đôi bạn cùng bật cười. Chiếc xe vẫn lao đi.
oOo
Vừa mở cửa căn phòng nội trú để bước vào, Đôn đã khựng người lại khi thấy một tờ giấy nằm dưới thảm. Cúi xuống cầm tờ giấy lên, Đôn đọc xong rồi bước lại bàn nhấc điện thoại lên và gọi về nhà. Sau vài tiếng chuông vang, điện thoại được nhắc lên với tiếng của ông Phúc ở đầu dây bên kia:
- Alloh?
- Ba hả ba. Con Đôn đây ba. Con gọi cho ba hay là con đã lên đến nơi rồi. Ba à. Con có chuyện muốn nói với ba.
- Chuyện gì đó con?
- Ba à, thứ bảy cuối tháng này hội sinh viên Việt Nam tại trường con có tổ chức một ngày sinh hoạt. Ngày đó là ngày để con cái mời cha mẹ, bạn bè lên để giới thiệu về trường cũng như để giới thiệu những sinh hoạt của hội sinh viên tại đây. Ba lên được không ba?
Với sự yên lặng ở đầu dây bên kia, Đôn đoán được những ý nghĩ của cha mình và nói:
- Ba à, ba chở má và thằng Hậu lên luôn nghe ba. Ông nội nữa. Từ hồi đi học đến giờ con chưa đưa ba má lên đây lần nào. Ba ráng chở cả nhà lên nghe ba.
- Ờ, được con. Để ba nói chuyện lại với ông nội và má con. Rồi sẽ cho con hay lên trển lúc nào.
- Ba à, ba nói với má khi nào lên thì làm dùm con một món ăn gì đó đem theo nghe ba. Trên này hội sinh viên có tổ chức buổi tiếp tân thân mật nên cần nhiều món ăn lắm. Nếu mà nấu được một món thì hết xẩy lắm đó ba.
- Ờ, cái gì chứ cái đó thì con khỏi lo. Má con mà trổ tài là hết mức. Hồi đó ba dìa thăm ông nội con, ra sau bếp gặp má con đang phụ làm bếp với bà nội. Lần đầu ba gặp bả, thiệt là...
Ông Phúc ngừng ngang nơi đây. Sau đó lại nói tiếp:
- Mà thôi, để khi ba má lên đó rồi ba kể lại cho con nghe. Có ông nội nữa mới vui. Chuyện dài lắm, con chưa nghe lần nào. Bây giờ kể trên điện thoại, tốn tiền lắm.
- Dạ, vậy thôi nghe ba.
- Ờ, cúp nghe con.
Chờ nghe ông Phúc gác điện thoại, Đôn mới đặt ống nói của mình xuống và cầm tờ giấy lên đọc một lần nữa. Giấy mời sinh hoạt hội sinh viên Việt Nam. Và Đôn tự nghĩ: Cũng lạ, mình đâu có bao giờ vô hội vô hè gì đâu. Mà cũng không hề sinh hoạt với hội sinh viên bao giờ. Thiếu điều như xa lánh. Vậy mà cũng bị... nhận diện. Đôn cảm thấy vui vui với cái-cảm-giác-bị-nhận-diện đó. Lấy một cây kim cúc từ ngăn tủ của bàn học, Đôn ghim tờ giấy đó vào tấm bảng trên vách tường. Xong, Đôn ngồi xuống trên chiếc ghế đặt cạnh bàn học của mình, vừa ngó tờ giấy, vừa tự nói với mình:
- Vậy là mai phải đi đóng tiền niên liễm để vào hội.
Văn Học, 1987,
chép lại và bổ túc tháng 1, 1996
npn
- Hi Alan. How're you doing?
- Hi Don. I need to talk to you.
Người thanh niên ngừng viết, ngước mặt lên nhìn người bạn Mỹ trước mặt và hỏi:
- Sure. What is it?
- Listen, Don. I need your help on my sociology report which will be due next week?
- How?
Cuộc đối thoại được tiếp tục bằng Anh ngữ với Alan, người sinh viên Mỹ, trả lời:
- Thì tại tao chọn đề tài là "Những khó khăn trong cuộc sống của một người vừa đến Hoa Kỳ". Mà gia đình mày cũng là những người mới đến, nên tao muốn cuối tuần này nhờ mày giúp tao được đến nói chuyện cùng gia đình mày để lấy thêm tài liệu. Mày chịu không?
- Chắc không được đâu Alan. Cuối tuần này tao bận lắm. Bài làm và bài thi tuần tới nhiều quá. Về nhà sao được.
- Mày đừng có xạo. Mày là chuyên môn học bài và làm bài xong trước khi cuối tuần để đi chơi mà, làm gì mà không được. Hay là...
Alan nheo mắt cười rồi nói tiếp:
- Hay là có hẹn với em nào cuối tuần nay.
- Không, không có đâu.
Người thanh niên vội phủ nhận trong sự bối rối. Bằng một giọng nói thành khẩn hơn, Alan nói với nét mặt chợt nghiêm lại:
- Come on, Don. Mày dư biết cái bài tường trình này quan trọng với tao như thế nào. Tao cần có nó để kéo điểm lên mà. Giúp tao đi Don. Please!
Nhìn nét ưu tư trên khuông mặt người bạn Mỹ đối diện, người thanh niên đành gật đầu trong miễn cưỡng.
- All right, Alan. Tao sẽ giúp mày.
Alan không dấu được sự vui mừng, đứng dậy và nói:
- Tao biết mày không làm tao thất vọng. Thanks, Don. Bây giờ tao phải đi lớp toán. Chán quá. Lớp gì ông thầy người Ai Cập nói chả hiểu đếch chi cả. Mà bài làm thì cho nhiều ơi là nhiều.
Vừa quay đi thì Alan vòng trở lại hỏi:
- Don. Tao quên nữa. Ngày mai thứ sáu rồi. Mày muốn tao rước mà trước nội trú hay ở đâu?
- Tao chờ mày trước cửa nội trú. OK?
- OK. Bye, Don. Later!
- Bye, Alan.
Người thanh niên nhìn theo bóng người bạn Mỹ đang hòa dần vào đám đông của những sinh viên đang đôn đáo đi đến lớp học của giờ kế tiếp mà tự nhiên bỗng có cảm giác mình bị cô lập. Nghĩ đến những ngày cuối tuần sắp đến và câu chuyện vừa qua với người bạn Mỹ, người thanh niên nén hơi, rồi thở hắt ra và lại cúi xuống với những bài làm trước mặt.
oOo
Chiếc xe dừng lại trước nhà, người thanh niên bước ra, quay lại lấy túi đựng sách và đóng cửa xe lại. Vừa tới trước cửa nhà thì Alan lại thò đầu ra cửa xe hô to:
- Hey, Don! What time should I come by tomorrow?
- I'll call you and let you know later. OK?
- OK. Bye!
Không chờ câu chào sau cùng của bạn mình, Alan lái xe đi. Người thanh niên quay lại đưa tay bấm chuông. Một lúc sau cánh cửa hé mở và một cái đầu nhỏ nhắn nhô ra với đôi mắt ngước lên nhìn chăm chú vào người thanh niên. Rồi cánh cửa mở tung ra, đứa nhỏ bỏ mặc cho người thanh niên đứng đó và chạy vào trong nhà, vừa chạy miệng vừa la lớn:
- Má ơi, anh Hai dìa! Má ơi, anh Hai dìa!
Người thanh niên bước vào nhà, vừa đưa tay đóng cửa lại thì thấy mẹ mình từ dưới bếp đi tất tả lên. Vừa gặp đứa con trai lớn, bà đã nói:
- Thằng Đôn mới dìa đó hả con. Sao không cho nhà hay trước. Má mà biết con dìa thì má đã nói ba đi chợ mua mắm dìa kho cho con ăn. Bữa nay chỉ có canh với cơm khổ qua dồn thịt hà. Thôi được. Chút nữa má chiên thêm vài khúc lạp xưởng nữa. Chắc là cũng đủ.
Bối rối trước sự vồn vã của mẹ, Đôn vội nói:
- Thưa má con mới về.
Vừa thưa Đôn vừa nhìn mẹ. Thằng nhỏ bây giờ đang núp ôm chân mẹ và ló đầu ra nhìn Đôn. Khi Đôn nhìn lại, nó vội dấu mặt sau người mẹ. Đẩy đứa nhỏ ra, me. Đôn nói:
- Thằng Hậu thưa anh đi con.
Không núp được nữa, thằng bé đành bước ra khoanh tay lại chào anh mình:
- Thưa anh Hai mới dìa.
Nhìn đứa nhỏ ôm nhom, đen đúa trước mặt với bộ áo quần mặc khính luộm thuộm từ trại tị nạn đem qua, Đôn gật đầu chào em mình với nụ cười gượng để dấu đi một cơn bực bội vô cớ chợt kéo đến. Quay lại thấy mẹ vẫn đứng đó chăm chú nhìn mình trong bộ áo bà ba chấp vá quê mùa, Đôn ngại ngùng hỏi mẹ:
- Ba với ông nội đâu má?
- Ba con chở ông nội đi xin tiền dưỡng già ở sở an sinh từ trưa đến giờ. Chắc cũng sắp dìa rồi. Ấy chết! Má lo đứng đây nãy giờ, giao nồi cơm cho ông táo, chắc là khét hết rồi.
Bà vội vàng quay đi về phía nhà bếp, vừa đi vừa nói như với chính mình:
- Cái bếp gì mà khó canh hết sức. Lò trên, lò dưới. Bếp trái, bếp phải, bếp trước, bếp sau. Vặn hoài mấy cái nút mà cứ trật hoài. Thiệt là kỳ hết sức.
Chợt để ý đến mùi đồ ăn nực nồng bốc lên từ phía nhà bếp đang lan ra khắp nhà, Đôn nhìn xuống tấm thảm dưới chân và những tấm màn treo cửa sổ mà khẻ thở dài. Ngó lại em mình, Đôn thấy thằng Hậu đang đúng dòm lom lom vào cái máy tính Đôn đang cầm trong tay chưa kịp cất từ khi bước xuống xe. Đôn bỏ vội cái máy tính vào trong túi đựng sách rồi bước nhanh về phòng ngủ của mình. Thằng Hậu đứng đó nhìn theo anh với đôi mắt đục vàng rồi quay về phía nhà bếp. Lát sau, thằng Hậu nghe lời mẹ chạy vô kêu anh đi tắm để chuẩn bị ra ăn cơm. Vừa chạy đến phòng tắm thì thằng Hậu lại nghe tiếng anh mình vọng ra trong sự hằn học:
- Thau với lon. Qua tới bên này mà vẫn còn thau với lon.
Thằng Hậu khựng người lại vừa lúc tiếng cái thau bị dằn mạnh xuống một góc phòng tắm. Tiếp theo là tiếng cái lon nhôm bị ném mạnh theo vào cùng một chỗ. Thằng Hậu lặng người đi. Sau đó nó quay bước về nhà bếp nói với mẹ bằng một giọng thật nhẹ:
- Anh Hai đi tắm rồi má.
Đọc được nỗi buồn của con mình, mẹ Hậu xoa đầu con và nó:
- Thôi, con đi dọn cơm đi. Ba sắp sửa dìa rồi.
Chớp mắt nhiều lần, bà quay lại với bếp nấu, miệng lẩm bẩm:
- Cái bếp thiệt là khó canh. Hở một chút là tỏi khét hết trơn, hết trọi. Khói tùm lum nhà, cay xè con mắt...
oOo
Câu chuyện trong bửa cơm chiều xoay quanh vấn đề xin tiền dưỡng già của ông Năm Tràng, ông nội của Đôn. Mãi tới gần cuối bữa ăn rồi mà Đôn vẫn chưa tìm ra cách bắt đầu nói như thế nào về việc người bạn Mỹ sẽ đến chiều mai - cứ muốn nói, rồi lại thôi. Ông Phúc, lúc đó, vừa gắp một miếng khổ qua cho vào chén vừa nói với vợ:
- Chiều nay ăn xong anh chở ba, em và con đi chợ mua áo quần cho cả nhà. Ăn xong rồi dọn dẹp cho lẹ để đi cho kịp, kẻo tiệm đóng cửa.
Ngó qua Đôn, ông Phúc hỏi đứa con trai của mình:
- Còn Đôn, sao con. Có muốn đi với ba má cho vui không?
Đôn nuốt vội miếng cơm trong miệng và hấp tấp trả lời:
- Dạ, thôi. Con còn phải ở nhà học bài. Với lại...
Ngập ngừng một chút, Đôn vội nói tiếp như sợ mất cơ hội:
- Với lại con phải ở nhà dọn dẹp vì mai con có người bạn Mỹ cùng trường tới đây. À, con quên nói chuyện này với ba má nữa. Thằng bạn Mỹ của con có bài tường trình trong trường cần phải phỏng vấn những người mới qua Mỹ để làm tài liệu. Nó không quen ai như vậy hết, nên nó nhờ con. Con hứa sẽ giúp nó được đến nhà mình nói chuyện với cả nhà. Ba má thấy có gì trở ngại không?
Ông Phúc nhìn vợ mình:
- Em thấy sao?
Bà Phúc nhìn chồng rồi quay lại nói với Đôn:
- Tùy con hà. Má thấy không có gì trở ngại hết trơn hết trọi. Mình giúp bạn bè được thì có sao đâu. Mà nè, bữa nay bộ canh má nấu hổng được ngon hay sao mà con ăn ít quá vậy.
- Dạ tại khổ qua hơi đắng.
- Ủa, con ăn khổ qua hổng được. Vậy mà má đâu có nhớ. Lâu quá rồi...
Bà Phúc bỏ ngang câu nói của mình, gắp một miếng thịt cho vào chén của con rồi nói:
- Thôi nè, con ăn khổ qua không được thì ăn thịt đi. Để khổ qua má với ba ăn cho.
Xấu hổ trước sự tự nhiên của mẹ, Đôn cúi mặt xuống chém cơm khi nhớ đến thái độ xa lạ của mình với mẹ và em suốt buổi chiều nay. Ông Năm Tràng lúc đó lại lên tiếng nói với ông Phúc:
- Con à, thôi con chở vợ con với thằng Hậu đi đi. Bữa khác rồi ba đi cũng được. Chiều giờ ba hơi mệt vì cái màn xếp hàng chờ xin hộ khẩu chính phủ.
Rồi bật cười với câu nói của mình, ông Năm Tràng nói tiếp:
- Thiệt khổ thì thôi á. Ở bên nhà hổng có ăn vì không có giấy hộ khẩu, qua bên này thì cũng lại phải làm đơn xin hộ khẩu mới được ăn. Riết rồi mình cũng hết biết Việt Nam với Mỹ nó khác nhau cái chỗ nào ngoài tự do, với cái đói bên bển và cái no bên nay.
Ngó về phía ông bà Phúc, ông Năm Tràng lại xua tay:
- Thôi, vợ chồng con với thằng Hậu đi đâu thì đi đi. Để chén đó ba với thằng Đôn dọn dẹp cho.
Bà Phúc đưa nhanh ánh mắt ái ngại về phía đứa con trai lớn của mình, rồi nhìn sang ông Năm Tràng mà đáp:
- Dạ, được rồi ba. Để con dọn dẹp cho xong rồi hẳn đi.
- Được rồi, không sao đâu. Hai ông cháu mình làm được mà, phải không Đôn?
Đôn đáp nhỏ:
- Dạ.
Bà Phúc đưa mắt hỏi ý chồng, trong lúc ông Phúc nhìn ông Năm Tràng thật chăm chú, rồi gật đầu và đứng dậy.
oOo
Rửa chén xong với đứa cháu, ông Năm Tràng lau khô tay bằng một tấm khăn nhỏ. Lau xong, ông Năm Tràng máng cái khăn lên một cây đinh đóng trên vách ở một góc bếp rồi ngồi xuống trên một cái ghế nói với Đôn:
- Đôn, rót dùm cho ông nội tách trà đi con.
Khi Đôn đem tách trà ra để nhẹ lên mặt bàn, ông Năm Tràng chỉ chiếc ghế trước mặt mình mà nói:
- Ngồi xuống đi con. Ông nội có chuyện này muốn nói.
Đôn vâng lời ngồi xuống chiếc ghế, mắt vẫn không rời khuôn mặt hiền từ nhưng nghiêm nghị của ông mình. Với Đôn, khuôn mặt đó vẫn không mất đi vẻ thân mật ngày nào, chỉ điều là có nhiều nếp nhăn hơn. Và mỗi nếp nhăn đã hằn sâu hơn trên khuôn mặt đó kể từ lần ông Năm Tràng đưa Đôn cùng ông Phúc lên đường vượt biên cách đây hơn sáu năm về trước. Không hiểu sao, Đôn chợt muốn bước lại gần hơn để được đưa tay vuốt ve những nếp nhăn đó của ông mình. Giọng ông Năm Tràng lúc đó trở nên gần gũi:
- Con nhớ hồi đó lúc con còn nhỏ phải dìa ở với ông nội không? Má con phải theo ba con ra ngoài Trung, chỉ đem có thằng Hậu theo. Vì nó còn nhỏ quá, không rời má được đó. Con nhớ không?
Chờ Đôn gật đầu xong, ông Năm Tràng mới nói tiếp:
- Hồi đó con còn nhỏ lắm. Mới mười một tuổi hà. Má con đưa con xuống ở với ông nội vì ra ngoài Trung cực khổ lắm. Má con lo cho hai đứa không xuể, lại còn phải lo làm ăn thăm nuôi ba con nữa. Chà, thiệt là tội nghiệp cho má con lúc đó...
Thấy mình đi hơi xa câu chuyện muốn nói, ông Năm Tràng ngừng lại, hớp một ngụm trà, thở khà ra thật nhẹ rồi nói tiếp:
-Con ở với ông nội từ lúc đó cho đến lúc ba con ra khỏi tù rồi trốn đi là sáu năm. Từ nhỏ đến lớn ở gần ông nội nên ông nội hiểu tánh tình của con lắm. Mà con cũng gần với ông nội nữa, hơn là với ba má con. Lúc con đi là con mười bảy tuổi, thằng Hậu lúc đó được mấy tuổi con nhớ không?
- Dạ sáu, bảy tuổi gì đó.
Ông Năm Tràng gật đầu:
- Ờ, phải rồi. Lúc đó thằng Hậu vừa được bảy tuổi. Ba con ra tù là năm năm, rồi dìa ở cùng ông nội với má và em con được một năm nữa rồi đi. Hồi đó ông nội không chịu đi nên ba con cũng định không đi rồi đó. Má con với ông nội phải đốc thúc miết rồi ba con mới chịu đi và dắt con theo, vì chỉ đủ tiền chịu cho chủ ghe cho hai người thôi. Má con lúc đó cũng không chịu đi thay chỗ ba con, nói là sợ cướp biển, sợ hải tặc, sợ sóng gió tùm lum, nên nhất định ở lại. Nói là nói vậy chớ ông nội biết má con muốn cho ba con đi với con. Với lại lúc đó thằng Hậu còn nhỏ quá, sợ đi chịu khổ không cam, nó yếu gan từ nhỏ mà, con nhớ không?
Uống thêm một ngụm trà nữa, ông Năm Tràng lại tiếp tục nói về chuyện quá khứ, đôi mắt khép nhỏ lại như để sống lại thời gian đã qua:
- Tại vì ông nội cả quyết không đi nên má con mới ở lại để lo cho ông nội, ông nội cũng biết luôn điều đó nữa. Mãi tới cách đây một năm ông nội thấy má con và thằng Hậu vẫn cứ ở vậy với ông nội hoài cực quá. Nhứt là thằng Hậu, chẳng có tương lai chi hết ráo. Lúc đó ông nội mới quyết định đi, bởi ông nội đi thì má con mới chịu đi. Ông nội tiếc vườn, tiếc ruộng nên mới không chịu đi lúc đầu, nhưng riết rồi thấy nói là của mình vậy chứ chỉ có cái nhà là mình ở. Còn ruộng vườn gì đều là của... người ta hết trọi rồi. Nên ông nội bèn biểu má con và thằng Hậu chuẩn bị đi. Có chết cũng đi. Tiền dành dụm của ông nội và má con cùng với tiền bán đồ của ba con gửi về, ông nội đem đút cho chủ ghe hết để lo cho cả ba người cùng được đi.
Thấy ông mình ngừng lại để uống trà, Đôn có cảm giác là mình phải nói gì đó, thì ông Năm Tràng đã đưa tay ra ngăn lại vừa lúc Đôn định thốt lời mà hỏi rằng:
- Con có biết tại sao ông nội phải nói dài dòng tự nãy giờ không?
Nhìn đứa cháu mình lắc đầu, ông Năm Tràng mỉm cười:
- Ông nội nói như vậy là để con thấy tại sao giữa con và ba má con có một khoảng cách. Nhất là với má con. Từ nhỏ tới lớn con không được ở gần má con nhiều, nên không khỏi có điều xa lạ khi gặp lại. Má con cũng hiểu điều này. Nhưng nói như vậy đâu có nghĩa là má con không biết buồn khi thấy con hờ hững với em con đâu.
Uống hết phần trà còn lại trong tách, ông Năm Tràng đưa tách trà cho cháu không cho cháu. Chờ Đôn ngồi xuống sau khi mang tách trà mới trở lại cho mình, ông Năm Tràng hỏi tiếp:
- Con có biết con làm ba má con rất buồn từ khi má con vừa qua đây đến bây giờ không?
- Dạ, con biết. Nhưng con...
- Ông nội hiểu con không cố ý, và có những điều xa lạ chưa quen thuộc giữa má con và con. Nhưng con không nên để cho những điều đó trở thành một thái độ trốn lánh với má và em, con hiểu không?
Nhìn đứa cháu mình ngượng ngập gật đầu, ông Năm Tràng cắt nghĩa thật chậm rãi:
- Con coi. Từ khi má và em con đến đây cùng với ông nội, con lúc nào cũng ở lại trường vào những ngày cuối tuần, kể cả ngày lễ. Hỏi thì con nói con bận học thi. Còn hễ muốn lên thăm con thì con nó phải bọ chách, bọ chét (project) gì đó với bạn bè. Con làm như vậy con nghĩ coi được không? Chính ba con đã nói lại cho ông nội nghe điều này. Bộ con tưởng là ba má con không hiểu thái độ trốn lánh của con hay sao? Còn thằng Hậu nữa. Nó năm nay đã là mười ba tuổi rồi. Bộ con nghĩ nó còn nhỏ đến độ không hiểu gì ráo hay sao? Có khi con làm lơ với nó, nó buồn. Nhưng nó dấu má con vì sợ má con buồn. Nó ở cực với má con từ nhỏ, nên nó thương má con lắm. Nó chỉ kể lại cho ông nội nghe thôi. Con nghĩ coi, nếu má con biết hết những chuyện này, má con còn buồn biết bao nhiêu nữa.
Đôn gục đầu xuống và nói nhỏ:
- Con đâu có muốn vậy ông nội. Con cũng không biết tại sao nữa.
- Con cũng đừng tự trách mình quá. Ông nội hiểu hết á. Ông nội nói đâu phải để la con, mà để cho con hiểu mà để ý, để tứ chút xíu để đừng làm buồn lòng ba má và em con.
Đặt tách trà vừa uống xuống, ông Năm Tràng cười nhẹ:
- Cũng như hồi chiều. Con nói con phải ở nhà dọn dẹp vì mai có bạn tới. Con nói như vậy mà ba má con không buồn sao được. Ba con nói với ông nội là khi má con qua đây, con không dìa sớm để giúp ba con dọn dẹp nhà cửa để đón má và em con. Chỉ dìa để ra phi trường đón má con dìa nhà rồi lên trường lại ngay. Vậy đó, mà mai bạn con qua, chỉ là bạn thôi, mà con lo rằng nhà cửa không được tươm tất. Phải ở nhà dọn dẹp, hổng chịu đi chợ cho vui cả nhà. Ba con buồn lắm. Ông nội nhìn ba con, ông nội hiểu lắm. Mà con biết ba con buồn nhứt chuyện gì không?
Đôn lắc đầu và đứng dậy đem bình trà để ở gần bếp lại rót thêm cho ông mình. Lúc vừa quay đi, Đôn đua tay vội vàng dụi mắt, nhưng hành động này cũng không thoát khỏi đôi mắt của ông Năm Tràng. Nâng tách trà cho cháu châm thêm, ông Năm Tràng nói tiếp:
- Cái buồn nhất của ba con là không làm sao nói chuyện được để cho con hiểu. Con thử nghĩ coi, cha mẹ mà không nói chuyện được với con cái, phải nhờ đến người khác, dù người đó có là ông nội đi chăng nữa, thì làm sao không buồn được hả con?
- Dạ, con biết.
- Ờ, còn thằng Hậu nữa. Con biết hồi chiều lúc ăn cơm xong, con mắc rửa chén, thằng Hậu nó không dám tắm ở bên phòng tắm của con. Nó đi lấy cái thau với cái lon nhôm đem qua phòng tắm của ba má con mà tắm đó. Con có biết không? Tội nghiệp con à. Lúc mới qua nó đâu biết vặn vòi nước ra làm sao, lần đầu tiên xài bồn tắm nó vặn làm sao đó mà xém một tí là bị phỏng. Ba con có chỉ, nhưng còn sợ nó chưa quen xài, nên mới lấy cho nó cái thau và cái lon là vậy. Để cho nó có thể tắm một mình mà không sợ bị phỏng. Vậy mà không biết chuyện gì mà thằng Hậu lại lủi thủi đem lon và thau qua bên phòng bên kia tắm vậy nữa. Con có biết không?
Tránh tia mắt nhìn của ông mình, Đôn nghĩ đến câu nói và hành động của mình trong phòng tắm hồi chiều, cố ý để cho thằng Hậu nghe được, khi Đôn nghe tiếng chân của thằng Hậu chạy gần đến. Đôn thấy mình thật ích kỷ và nhỏ mọn. Giấu nỗi bức rứt của mình, Đôn lại hỏi ông Năm Tràng:
- Còn con? Con có làm gì ông nội buồn không?
- Chưa con à. Nếu có thì ông nội đâu có ngồi đây mà nói chuyện với con.
- Dạ, con biết. Nhưng tại sao ông nội lại nói là chưa.
- Ông nội nói chưa là bởi vì nếu con đã hiểu hết những gì ông nội nói, ông nội sẽ buồn lắm nếu ông nội không thấy con thay đổi lối cư xử với ba má và em con. Con hiểu không?
- Dạ, con hiểu.
Dù câu trả lời của Đôn thật nhỏ, ông Năm Tràng vẫn nhận ra được sự thành tâm của đứa cháu mình qua câu nói đó. Từ từ đứng dậy, ông Năm Tràng bước qua vỗ vai đứa cháu mình và nói:
- Rồi. Vậy là xong chuyện. Bây giờ con có dọn dẹp gì thì cứ dọn dẹp đi. Ông nội có tiếp con được gì thì ông nội tiếp. Nhưng nè, Đôn...
- Dạ.
- Khi nào dọn dẹp xong thì con hẳn hút bụi nghe con.
- Tại sao vậy ông nội?
- Để trước khi con hút bụi, ông nội ra sau vườn. Cái máy nó kêu um sùm hà. Kỳ cục hết sức. Bên này cái gì cũng tân tiến hết. Chế được cái máy hút bụi sao tụi nó không chịu chế làm sao cho nó im bớt đi cho khỏe người ta. Mỗi lần hút bụi là ồn ào như cái chợ. Ai nói cũng không nghe được gì hết ráo.
Rồi ông Năm Tràng vừa bước đi ra phòng khách, vừa nói:
- Thiệt là ngộ. Má con ở bển có thể vừa quét nhà vừa nghe thằng Hậu trả bài học thuộc lòng. Qua bên này có máy quét nhà mà sao nó kêu như ống loa bễ vậy cà. Có cháy nhà chắc người ta la làng lên cũng không ai nghe được mà chạy. Thiệt là kỳ hết sức...
Đôn nhìn theo dáng ông Năm Tràng bước đi theo tiếng nói nhỏ dần, rồi đứng dậy vươn vai nhìn quanh căn nhà bếp. Bất chợt Đôn nhận ra mùi nấu nướng không còn nồng và khó chịu như mình nghĩ nữa. Mùi tỏi khét, mùi rau thịt của nồi canh cũng không còn. Riết rồi cũng quen. Đôn tự nói với mình như vậy và mang tách trà của ông Năm Tràng về phía bồn rửa chén.
oOo
Khi chiếc xe quẹo ra con đường lớn, Đôn ngã người ra trên ghế và hỏi người bạn Mỹ đồng hành đang lái xe:
- Sao, Alan. Mày có thu thập được gì cho bài tường trình của mày không?
- Mày biết gì không Don, tao ghi nhận được rất nhiều điều bổ ích cho bài tường trình của tao. Nhưng mày biết điều gì làm tao thích thú nhất không?
- Điều gì?
- Tao nghĩ là tao chỉ cần thu thập tài liệu cho bài tường trình là xong rồi, nhưng tao không ngờ rằng những điều đó còn ảnh hưởng với lối tao nhìn cuộc sống nữa.
Quay qua nhìn bạn, Đôn hỏi:
- Tao không hiểu mày muốn nói cái gì. Alan, mày cho thí dụ đi.
- Thì thí dụ là cái lý do ra đi của mẹ của mày đó.
- Tao vẫn không hiểu.
- Thì mày không thấy sao, Don. Mẹ của mày nói ra đi chỉ vì muốn cho mày và em mày có tương lai. Cho em mày được gần ba mày, cho ba mẹ mày được gần nhau. Mày chưa thấy sao?
- Tao nghĩ mày lầm rồi, Alan ạ. Ai di dân như nhà tao thì cũng nghĩ như vậy thôi.
- Tao không lầm đâu, Don. Mày nghĩ đi. Ở nước này, tụi tao lớn lên là muốn ra tự lập. Đôi khi đâu phải tại muốn xa cha mẹ, mà tại vì ở nhà cứ nhìn cha mẹ cãi nhau rồi trút lên đầu con cái. Ra đi để tự lập là một lối thoát, hiểu không Don?
- Nhưng, Alan, ba mẹ mày đâu có cãi nhau và vẫn lo cho mày đi học mà.
- Thì tao đồng ý. Nhưng đây là tao nói đến số đông của người Mỹ ở đây kìa.
Đôn nghĩ tới trường hợp của mình và những hành động mà mình đã làm từ khi mẹ và em vừa sang. Rồi lặng lẽ gật đầu. Bất chợt Đôn quay qua hỏi bạn:
- Alan, mày có nghĩ là tao quá Mỹ hóa không?
- Tao nghĩ là không đâu Don.
Đọc được sự im lặng trong chờ đợi của người bạn Việt Nam của mình, Alan nói tiếp:
- Để tao nói cách khác nhé. Trong lối cư xử với mọi người và trong lối sống hằng ngày, có thể mày đã bị Mỹ hóa ít nhiều. Nhưng tư tưởng và thói quen của mày vẫn là của một người Việt Nam, Don ạ. Để tao đặt ngược một câu hỏi với mày để mày hiểu tao hơn - Mày có đồng ý là từ cách nói chuyện cho đến cách mày sống, mày không khác gì tao, nhất là khi ra đường?
Chờ Đôn gật đầu xong, Alan cắt nghĩa thêm:
- Ở những điều như vậy mà mày mới có những băn khoăn về vấn đề Mỹ hóa chứ gì? Thì mày có thấy không, ngay trong tư tưởng mày đã không muốn hoặc sợ bị Mỹ hóa nên mày mới hỏi tao câu này, đúng không? Thêm vào đó nữa, nếu mày đã hoàn toàn bị Mỹ hóa rồi thì mày đâu bao giờ thấy cần phải đặt câu hỏi này với tao. Chỉ có người chưa bị hoặc không muốn bị Mỹ hóa mới đặt câu hỏi như mày. Có đứa Mỹ nào như tao mà đặt câu hỏi như vậy đâu. Mày thấy chứ, Don?
Đôn nhìn Alan trong sự ngạc nhiên vì lối nhận xét chính xác của bạn mình. Và Đôn ói:
- Mày làm tao ngạc nhiên, Alan.
- Tại sao?
- Vì tao không bao giờ nghĩ ra rằng một người Mỹ, nhất là trẻ như mày, lại có thể có những tư tưởng như vậy.
- Mày biết không Don. Tao thấy đó là sự sai lầm trên quan niệm giữa những người Tây phương và Đông phương. Khi người Tây phương phản ứng theo sự việc xảy ra trước mặt, thì người Đông phương lại cho đó là sự nông cạn của tâm hồn. Ngược lại, khi người Tây phương thấy người Đông phương thường hay suy nghĩ trước khi làm một việc gì, thì lại cho rằng người Đông phương rụt rè, nhút nhát. Sự thật, theo tao nghĩ, chiều sâu của tâm hồn một con người đâu thể nào được đo lường bởi những cá tánh bị thấm nhuần từ phong tục, tập quán của địa phương, kể từ khi còn bé. Có một điều lạ, Don ạ. Mày biết là gì không?
- Gì, Alan?
- Khi tao nói chuyện với mẹ của mày, mẹ của mày có nói một câu làm tao suy nghĩ mãi mới thấy có lẽ đây là sự khác biệt nhất giữa người Việt và người Mỹ.
- Mẹ của tao đã nói gì?
- Khi tao hỏi mẹ của mày có thấy thiếu thốn không khi đã từ một nơi nghèo khó đến một nơi văn minh, tiện nghi như nước Mỹ này. Mà có nhớ mẹ của mày trả lời ra sao không?
Thấy Đôn không nói gì, Alan tự trả lời:
- Mẹ của mày nói: Không có những tiện nghi để cho cuộc sống thêm thoải mái đâu có nghĩa là mình không thoải mái được với một cuộc sống thiếu tiện nghi. Mày dịch câu này lại cho tao, mày không nhớ sao? Mày dùng chữ "content" thật hay đó Don. Cái chữ này coi vậy chứ khác xa với chữ "accept" hay "make-do". Nhất là với ý nghĩa của câu trả lời của mẹ của mày. Người Mỹ tụi tao lúc nào cũng chạy đua với tiện nghi và vật chất, đâu có như người Đông phương tụi mày. Rất cam phận và chịu đựng. Và điều tuyệt diệu nhất là trong tư tưởng, không bao giờ người Đông phương tụi mày bị ràng buộc bởi sự chịu đựng này. Mày nghĩ tao nói đúng không Don?
Đôn ngồi im lặng thật lâu sau câu nói của bạn mình. Và nói:
- Mày biết không Alan. Tao vừa nghĩ đến một điều mà đáng lẽ ra rất là buồn cười, nhưng khi nghĩ lại thì không buồn cười chút nào cả.
- Điều gì vậy?
- Là tao là một người Việt Nam, một người Á Đông. Mà phải nghe một người Tây phương như mày nói ra mới nhận thứ được cái đẹp, cái hay của mình. Điều đó đáng buồn cười, mày thấy không? Nhưng lại không buồn cười với riêng cá nhân tao.
- Nhưng ở tao là sự học hỏi, tìm tòi, Don ạ. Với mày, nó sẽ là mọc rễ, nhập tâm từ nhận thức được ra ý nghĩa của quá khứ mình. Mày thấy không, tao giống như một kẻ thấy cái gì đẹp là trầm trồ, khen ngợi và mãi mê thưởng thức. Mày là kẻ đã tìm ra cái đẹp đó và thưởng thức nó bằng cách tuyệt đối nhất. Là tự tạo nó ra trong chính mình và người bên cạnh.
- Ừ, có lẽ mà nói đúng đó Alan. Nhưng nè, Alan...
- Gì Don?
- Với tao, mày là người bên cạnh đó. Và mày là cái động lực đã thúc đẩy tao đi tạo cái đẹp đó.
Alan bối rối với lời khen của bạn và nói nhanh:
- Bây giờ chắc ông nội của mày sắp ra tản bộ sau nhà.
Đôn ngạc nhiên:
- Sao mà biết?
- Vì trước khi đi tao thấy em mày đang chuẩn bị hút bụi nhà.
Hồi tưởng lại lúc thông dịch cho Alan hiểu về câu chuyện cái máy hút bụi của ông Năm Tràng với nụ cười hóm hỉnh của ông, Đôn vỗ vai Alan và nói:
- Older is better, heh Alan!
Đôi bạn cùng bật cười. Chiếc xe vẫn lao đi.
oOo
Vừa mở cửa căn phòng nội trú để bước vào, Đôn đã khựng người lại khi thấy một tờ giấy nằm dưới thảm. Cúi xuống cầm tờ giấy lên, Đôn đọc xong rồi bước lại bàn nhấc điện thoại lên và gọi về nhà. Sau vài tiếng chuông vang, điện thoại được nhắc lên với tiếng của ông Phúc ở đầu dây bên kia:
- Alloh?
- Ba hả ba. Con Đôn đây ba. Con gọi cho ba hay là con đã lên đến nơi rồi. Ba à. Con có chuyện muốn nói với ba.
- Chuyện gì đó con?
- Ba à, thứ bảy cuối tháng này hội sinh viên Việt Nam tại trường con có tổ chức một ngày sinh hoạt. Ngày đó là ngày để con cái mời cha mẹ, bạn bè lên để giới thiệu về trường cũng như để giới thiệu những sinh hoạt của hội sinh viên tại đây. Ba lên được không ba?
Với sự yên lặng ở đầu dây bên kia, Đôn đoán được những ý nghĩ của cha mình và nói:
- Ba à, ba chở má và thằng Hậu lên luôn nghe ba. Ông nội nữa. Từ hồi đi học đến giờ con chưa đưa ba má lên đây lần nào. Ba ráng chở cả nhà lên nghe ba.
- Ờ, được con. Để ba nói chuyện lại với ông nội và má con. Rồi sẽ cho con hay lên trển lúc nào.
- Ba à, ba nói với má khi nào lên thì làm dùm con một món ăn gì đó đem theo nghe ba. Trên này hội sinh viên có tổ chức buổi tiếp tân thân mật nên cần nhiều món ăn lắm. Nếu mà nấu được một món thì hết xẩy lắm đó ba.
- Ờ, cái gì chứ cái đó thì con khỏi lo. Má con mà trổ tài là hết mức. Hồi đó ba dìa thăm ông nội con, ra sau bếp gặp má con đang phụ làm bếp với bà nội. Lần đầu ba gặp bả, thiệt là...
Ông Phúc ngừng ngang nơi đây. Sau đó lại nói tiếp:
- Mà thôi, để khi ba má lên đó rồi ba kể lại cho con nghe. Có ông nội nữa mới vui. Chuyện dài lắm, con chưa nghe lần nào. Bây giờ kể trên điện thoại, tốn tiền lắm.
- Dạ, vậy thôi nghe ba.
- Ờ, cúp nghe con.
Chờ nghe ông Phúc gác điện thoại, Đôn mới đặt ống nói của mình xuống và cầm tờ giấy lên đọc một lần nữa. Giấy mời sinh hoạt hội sinh viên Việt Nam. Và Đôn tự nghĩ: Cũng lạ, mình đâu có bao giờ vô hội vô hè gì đâu. Mà cũng không hề sinh hoạt với hội sinh viên bao giờ. Thiếu điều như xa lánh. Vậy mà cũng bị... nhận diện. Đôn cảm thấy vui vui với cái-cảm-giác-bị-nhận-diện đó. Lấy một cây kim cúc từ ngăn tủ của bàn học, Đôn ghim tờ giấy đó vào tấm bảng trên vách tường. Xong, Đôn ngồi xuống trên chiếc ghế đặt cạnh bàn học của mình, vừa ngó tờ giấy, vừa tự nói với mình:
- Vậy là mai phải đi đóng tiền niên liễm để vào hội.
Văn Học, 1987,
chép lại và bổ túc tháng 1, 1996
npn