
b ê n- l ề- s á n g- t ạ o
------- t r ê n -l i ê n- m ạ n g
------- t r ê n -l i ê n- m ạ n g
____________________________________________________________________________
Mỗi khi đón nhận hay thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, tôi thường tìm hiểu động lực nào thúc đẩy tác giả hoàn tất tác phẩm của mình. Bởi niềm rung động trong tôi sâu lắng hơn khi tôi biết tại sao Vincent VanGogh vẽ Starry Night. Bởi niềm cảm nhận trong tôi vời vợi hơn khi tôi biết tại sao Tô Thùy Yên sáng tác Chiều Trên Phá Tam Giang.
Ngoài những nhận xét về hình thức cũng như nội dung của một người thưởng thức, tôi muốn biết tại sao giữa thời buổi nghệ thuật văn chương đang bị lạm phát này, lại có một tác phẩm như thế ra đời. Hơn thế nữa, trong thế giới hỗn tạp của nền văn hóa liên mạng, nơi mà thơ văn nhan nhản những sáng tác làm-nhanh-gửì-nhanh-hơn, lại có sự ra đời một đúc kết nghệ thuật thật lẻ loi và khan hiếm như vậy.
Ngay từ khi câu hỏi được đặt ra, tôi đã tìm được câu trả lời. Nó không nằm đâu xa, mà ngay trong tâm thức. Câu trả lời xưa như trái đất. Giản dị. Và hơi phũ phàng. Tôi nghiệm ra rằng trong môi trường sáng tạo nghệ thuật, đa số thuộc thành phần thưởng thức. Một số ít sáng tạo cho một số đông đón nhận. Ở thế giới liên mạng, sự thưởng thức đôi khi đã đi đến tình trạng hưởng thụ. Xem nào. Tôi ghi tên vào một vài diễn đàn thơ văn để mỗi ngày nhận được vài bài thơ, truyện ngắn của ai đó gửi lên. Thấy hợp thì đọc. Không thích thì tôi loại bỏ. Không có giờ thì tôi cất nó vào hồ sơ lưu trử điện tử, khi nào hứng (và rảnh) thì lôi chúng ra đọc.
Tôi nhận thức trong sự tiện lợi và nhanh chóng của kỹ thuật liên mạng, tất cả mọi thứ đều được quảng bá hay phổ biến đến mình mà không cần tôi phải nhọc công đi sưu khảo tìm tòi. Ðã tự bao giờ, tôi đã không tìm đến tiệm bán sách quen thuộc gần nhà, để thấy hạnh phúc khi tìm được một cuốn sách cũ kỹ nằm khuất trong một góc tủ nào đó. Ðã tự bao giờ, tôi không còn đi đến viện bảo tàng để thưởng lãm và nhận thức những tác phẩm hội họa chỉ vì mình thật sự trân trọng các tác phẩm và muốn tìm hiểu thêm về tác giả.
Nghệ thuật sáng tạo vốn là một con đường hai chiều. Người sáng tạo trao đi và người thưởng ngoạn tìm đến. Nhưng trong thế giới liên mạng, sự tìm đến của người thưởng ngoạn thật hiếm hoi. Nó chỉ còn là sự đón nhận và tiêu thụ. Và ở đó, nghệ thuật trắc trở, sáng tạo nhọc nhằn.
Hóa ra, trong thế giới liên mạng, sáng tạo và nghệ thuật cũng do một số ít tác tạo cho một số đông đón nhận. Và trong số đông đón nhận đó, số người đam mê nghệ thuật đủ để tự tìm đến, để nâng niu, để ghi khắc, lại rất hiếm hoi.
Nghệ thuật vốn mang một nghiệp dĩ đơn duy. Sáng tạo tự nó là một hành trình cô độc. Niềm vui của những trái tim cưu mang nghiệp dĩ đơn duy đó là bắt gặp những đón nhận (và ghi nhận) tương xứng từ người thưởng thức. Hạnh phúc của những linh hồn chọn bước đi vào hành trình cô độc của sáng tạo là biết có người tìm đến để chia sẻ từng thông điệp được phó thác vào mỗi tác phẩm.
npn
Ngoài những nhận xét về hình thức cũng như nội dung của một người thưởng thức, tôi muốn biết tại sao giữa thời buổi nghệ thuật văn chương đang bị lạm phát này, lại có một tác phẩm như thế ra đời. Hơn thế nữa, trong thế giới hỗn tạp của nền văn hóa liên mạng, nơi mà thơ văn nhan nhản những sáng tác làm-nhanh-gửì-nhanh-hơn, lại có sự ra đời một đúc kết nghệ thuật thật lẻ loi và khan hiếm như vậy.
Ngay từ khi câu hỏi được đặt ra, tôi đã tìm được câu trả lời. Nó không nằm đâu xa, mà ngay trong tâm thức. Câu trả lời xưa như trái đất. Giản dị. Và hơi phũ phàng. Tôi nghiệm ra rằng trong môi trường sáng tạo nghệ thuật, đa số thuộc thành phần thưởng thức. Một số ít sáng tạo cho một số đông đón nhận. Ở thế giới liên mạng, sự thưởng thức đôi khi đã đi đến tình trạng hưởng thụ. Xem nào. Tôi ghi tên vào một vài diễn đàn thơ văn để mỗi ngày nhận được vài bài thơ, truyện ngắn của ai đó gửi lên. Thấy hợp thì đọc. Không thích thì tôi loại bỏ. Không có giờ thì tôi cất nó vào hồ sơ lưu trử điện tử, khi nào hứng (và rảnh) thì lôi chúng ra đọc.
Tôi nhận thức trong sự tiện lợi và nhanh chóng của kỹ thuật liên mạng, tất cả mọi thứ đều được quảng bá hay phổ biến đến mình mà không cần tôi phải nhọc công đi sưu khảo tìm tòi. Ðã tự bao giờ, tôi đã không tìm đến tiệm bán sách quen thuộc gần nhà, để thấy hạnh phúc khi tìm được một cuốn sách cũ kỹ nằm khuất trong một góc tủ nào đó. Ðã tự bao giờ, tôi không còn đi đến viện bảo tàng để thưởng lãm và nhận thức những tác phẩm hội họa chỉ vì mình thật sự trân trọng các tác phẩm và muốn tìm hiểu thêm về tác giả.
Nghệ thuật sáng tạo vốn là một con đường hai chiều. Người sáng tạo trao đi và người thưởng ngoạn tìm đến. Nhưng trong thế giới liên mạng, sự tìm đến của người thưởng ngoạn thật hiếm hoi. Nó chỉ còn là sự đón nhận và tiêu thụ. Và ở đó, nghệ thuật trắc trở, sáng tạo nhọc nhằn.
Hóa ra, trong thế giới liên mạng, sáng tạo và nghệ thuật cũng do một số ít tác tạo cho một số đông đón nhận. Và trong số đông đón nhận đó, số người đam mê nghệ thuật đủ để tự tìm đến, để nâng niu, để ghi khắc, lại rất hiếm hoi.
Nghệ thuật vốn mang một nghiệp dĩ đơn duy. Sáng tạo tự nó là một hành trình cô độc. Niềm vui của những trái tim cưu mang nghiệp dĩ đơn duy đó là bắt gặp những đón nhận (và ghi nhận) tương xứng từ người thưởng thức. Hạnh phúc của những linh hồn chọn bước đi vào hành trình cô độc của sáng tạo là biết có người tìm đến để chia sẻ từng thông điệp được phó thác vào mỗi tác phẩm.
npn