n h ấ t , .n h ì . .
Tôi biết nó từ ngày còn trong tiểu học. Tôi vẫn còn nhớ, năm đó tôi học lớp năm, nó đổi vào lớp tôi và được cô giáo sắp cho ngồi kế bên tôi. Lúc này tôi chưa có bạn thân. Trí nhớ cỏn con, tôi chưa biết thế nào là nhớ để nhận ra các khuôn mặt cũ. Tôi sợ sệt quan sát xung quanh một cách đớ đẫn, ai trông cũng mới đối với tôi!
Nó có vẻ thông minh lắm. Nó ít nói, giống như tôi vậy. Có điều là bài toán nào nó cũng có giải đáp. Câu hỏi nào của cô nó cũng giơ tay. Tôi thích nét chữ của nó nhất, giống y hệt nét chữ trên bảng trong giờ tập viết của cô giáo Hiền năm lớp bốn của tôị Tôi đã nhát, trí óc lại chậm chạp, nên chỉ ngồi yên lặng mà khâm phục nó. Tôi không ghét nó, mặc dù môn nào nó cũng giỏi, tháng nào nó cũng đứng đầu lớp. Cả khối lớp năm ai cũng biết đến tên nó. Con người giỏi như thế, tôi chỉ biết mở tròn mắt mà theo gương.
Hình như chưa có ai hoà tấu dương cầm hay bằng Trúc Hồ. Có cái CD đó mà tôi nghe đi nghe lại không biết chán. Con người của tôi, coi vậy mà dễ bị ảnh hưởng lắm. Mỗi lần nghe cái băng này, tôi có thói quen hay để tâm trạng mình cho âm nhạc điều khiển. Lúc thì tôi nhớ mẹ da diết. Khi thì tôi nhớ những ngày đi học ở Sài gòn. Có khi tôi liên tưởng đến một lọ hoa bằng thuỷ tinh trong vắt và vài cành hồng nằm vất va vất vưởng trên bàn dương cầm... Hôm nay, tôi nhớ đến nó!
Lên lớp sáu, tôi lại gặp nó. Chẳng hiểu sao mà nó lại chọn môn Pháp văn như tôi. Nghe nói đâu nó đã từng học ở trường Lê Quý Ðôn. Cái tên trường nghe quen, hình như trước năm bảy lăm chỉ có những kẻ có tiền và học giỏi mới được vào đó. Và dĩ nhiên là nó lại đứng đầu lớp. Nó được cô chủ nhiệm quan tâm và cưng nhất, vì nó là con gái, lại mang thêm niềm hãnh diện cho cô.
Hôn anh lần cuối chiều nơi phi trường... Ngọc Lan hát nhạc Trần Quảng Nam! Ừ ngày đó tôi rời VN tại phi trường Tân Sơn Nhất. Lúc đó tôi còn ngây thơ lắm, chưa biết chữ yêu là gì, nên người đi đưa tiễn tôi là hơn ba mươi đứa bạn
cùng lớp. Và trong đó dĩ nhiên là có nó, bạn của tôi. Tôi siết chặt tay nó. Tôi không nhớ rõ mình nói nhừng gì trong tiếng nấc nghẹn ngàọ Nhưng tôi thừa biết rằng nó là người duy nhất có thể hiểu được ngôn ngữ của tôi.ị
Tôi bắt đầu nói chuyện với nó vì hai đứa thường bắt gặp nhau đi lang thang khắp góc trường để sưu tầm các loại nấm khác nhau cho môn sinh vật học. Tôi trở nên say mê tìm tòi, học hỏi. Tôi coi nó là thần tượng của tôi hồi nào không haỵ Có cái gì tôi cũng mang ra hỏi nô Lớp bảy, bạn bè trong lớp bảo tôi tự nhiên tiến bộ hẳn. Tôi với nó trở nên thân hơn.
Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về... Quấn quít vân vê tà áo... Run run đôi môi mở chào. Lại Trúc Hồ. Một liên khúc. Bạn tôi đã từng say mê nhạc Trịnh Công Sơn. Nó là người đưa tôi vào thế giới âm nhạc, để rồi bây giờ không ai có thể kéo tôi ra được. Năm đó lớp tám, nó cầm đàn guitar đánh hết gam này qua gam khác. Nó 14, tôi 13, mà hai đứa nghêu ngao Diễm Xưa đến phát chán. Bố nó thông minh lắm, lại giỏi đàn nữa, nên vốn liếng có bao nhiêu trong đầu óc và hai bàn tay, ông truyền lại cho nô Còn tôi, tôi không có cái diễm phúc như nó, không có cái gọi là "gia tài của ông bà" truyền lại cho tôi.
Tôi với bạn tôi đi học thêm, cùng một thầy giáo, mà tôi học môn nào cũng không bằng nô Vào lớp, nó vẫn đứng nhất, và tôi là kẻ đứng nhì. Luôn luôn là kẻ đứng nhì, sau nó. Nó được bầu làm lớp trưởng thì tôi làm lớp phó. Thiết tưởng tôi cũng phải ganh tị với nó, nhưng ngược lại, tôi không. Nó luôn là cái mục đích để tôi cố gắng mà không hề biết mệt mỏi. Nếu một ngày nào đó tôi không có nó bên cạnh, thì có lẽ tôi sẽ không còn kiên nhẫn để mà theo đuổi một cái tham vọng nào, dù chỉ là nhỏ nhoi.
Vậy mà trời ạ! Tôi xa bạn tôi thật! Gia đình tôi có giấy xuất cảnh sang Mỹ. Tôi khóc đến thê thảm. Tôi với nó sửa soạn một cuốn lưu bút thật dày, giấy thật trắng, đưa cho cả lớp viết để cho tôi mang theo. Thuở ấy người bên Mỹ không có cơ hội về lại VN, tôi và nó biết chắc rằng sẽ chẳng bao giờ còn gặp lại nhau nữa.
Ngày lấy chồng em đi qua con đê, con đê mòn lối cỏ bề, có chú bướm vàng bay theo em... Lời nhạc dễ thương làm sao! Mỗi lần nghe đến đây tôi thường hay nghiêng đầu, ba ngón tay phải chụm lại đưa lên cao khoảng ngang tai và làm theo cử động của bướm baỵ Ngày cô dâu lên xe hoa mà có chú bướm bay theo thì khung cảnh tất là phải sinh động và hữu tình.
Tối hôm đó tôi đến nhà nó để lấy lại cuốn lưu bút. Bạn tôi đã từng có những hoài bão rất lớn. Năm lên lớp bảy, nó đã tuyên bố rằng nó muốn trở thành phi hành gia để bay ra ngoài vũ trụ, trong khi đó tôi chỉ biết rằng mình muốn thi vào đại học! Bây giờ đã lớp mười một, tôi tâm sự bảo với nó rằng tôi muốn trở thành bác sĩ. Tôi muốn ra đường ôm từng đứa bé bệnh tật không nhà vào mà chăm chữa. Nó cũng gật, và rồi nó đổi ý. Nó cũng muốn thành bác sĩ. Hai đứa lại khóc.
Tôi qua Mỹ không có bạn bè nhiều như xưa nữa Cái hy vọng được trở về nơi chôn nhau cắt rốn để cùng bạn tôi thực hiện những ước vọng thuở thiếu thời càng ngày càng xa vời. Thế là sau đó tôi lên đại học. Tôi ước gì có nó bên cạnh để học chung. Không, có lẽ là để có người khuyến khích và cổ động tôi đứng vững thì đúng hơn. Tôi nhớ bạn tôi không thể tả. Tôi chợt nhận thức được rằng, tôi chỉ có một mình, tôi phải đi tiếp một mình.
Có người bảo rằng đây là cơ hội để tôi bước lên cái bục hạng nhất danh dự đô Nhưng tôi thiết gì cái bảng hiệu kia! Tôi nhủ rằng nếu có phải đứng hạng nhì sau nó mãi mãi, tôi cũng bằng lòng. Tôi chỉ muốn gặp lại bạn tôi. Đi học cùng với nó. Hay chỉ được tâm sự những chuyện vớ vẩn trên trời dưới đất với nô Tôi cũng đã cảm thấy vui rồi.
Trong lúc này, bạn tôi ở VN học ngày học đêm để thi vào đại học. Chắc là nó cũng lủi thủi đi học thêm từng ngày, không có tôị Vì lý lịch không được "trong sạch," nên vất vả lắm nó mới vào được đại học. Báo Tuổi Trẻ tại Sài gòn đăng tên bạn tôi! Một học sinh xuất sắc!
Thế thời đổi thay. Sáu năm sau, bạn tôi cũng xuất ngoại, nhưng dĩ nhiên là không đến cùng tiểu bang với tôi. Người thông minh như nó, đi đâu lại phải thua ai. Chỉ bốn năm sau, nó ra trường với bằng Cao học.
Bạn tôi đã không trở thành phi hành gia. Tôi giờ cũng chẳng phải là bác sĩ. Ðôi lúc ngồi nghĩ lại, tôi chẳng hiểu hai đứa tôi đã làm sai ở chỗ nào! Phải chăng đôi bạn ngày xưa vì lạc nhau mà vô tình đã đi lạc bước?
Nó không còn tâm sự với tôi như ngày xưa nữa! Và tôi cũng vậy!
Cái khoảng cách của không gian nó to lớn đến nỗi trừu tượng mà tôi tin rằng, dù con người thông minh như nó cũng không thể dùng toán học để đo lường được. Họa may có ước tính được chăng chỉ là cái khoảng cách vài năm mà chúng tôi rẽ lối.
Đêm ấy bạn tôi đến thăm tôi. Tôi mừng lắm, bảo rằng ban ngày mới nhắc đến nó xong. Nơi tôi ở sao trông lạ hoắc mà lại tối âm u, bàn ghế cũ rích và ngổn ngang vô trật tự. Tôi nhớ là đã dọn dẹp hôm qua rồi mà, mặc dù chưa biết là nó sẽ ghé sang. Tôi vừa ngậm ngùi vừa tủi thân nghĩ rằng tôi dầu có cố gắng đến bao cũng không thể đầy đủ và ngăn nắp sạch sẽ bằng nó. Tôi muốn mời nó ngồi chơi mà cũng không tìm được cái ghế nào ra hồn. Nó chỉ ngập ngừng nói qua loa vài câu và cho tôi địa chỉ nơi nó. Nó không muốn nán lại chút sao? Khu phố nó ở chắc là sang trọng nhà lầu cất cao sân cỏ mượt mà. Nơi đây ẩm thấp quá! Tối om om! Tôi nhớ là tôi đâu phải hạng người thích sống trong bóng tối đâu! Sao tôi không bật đèn lên, không mở toan cửa sổ như thường lệ?! Mười năm rồi tôi không gặp nó. Tôi vui mừng. Tôi hớn hở. Nó thờ ơ. Nó lãnh đạm. Và rồi tôi hụt hẫng. Tôi bị tổn thương. Ấy vậy mà sao tôi không nói với nó một lời nào về tâm sự của tôỉ! Sao tôi không lên tiếng trách cứ nó. Ngoài hiên mưa rơi tí tách. Nó tỏ ý vẫn muốn đi như thường... Tôi khoanh tay trước ngực như thể che đi cơn lạnh trong lòng...
Tôi thấy mình co ro như con ốc. Hé mắt qua rèm che, ngoài hiên nắng chang chang. Tôi bước xuống mở tung các cửa sổ trong nhà. Quả là không có tối mù ảm đạm mà! Đồ đạc vần ngăn nắp như tôi nghĩ. Tôi mỉm cười đăm chiêu.
Có tiếng chân ai xào xạc dẫm lên vài chiếc lá khô ngoài cửa. Người đưa thư. Tôi nhận được thiệp hồng của bạn tôi. Nó sắp lên xe hoa. Chợt tôi nhớ đến con bướm be bé xinh xinh...
__________________________________________________________________________(1969-1998)