
c h ợ .q u ậ n .Ô .M Ô N
...........n g à y .x ư a
__________________________________________________________________________...........n g à y .x ư a
Chợ quận Ô Môn nằm vào phía Tây Bắc tỉnh lỵ Cần Thơ khoảng 20 cây số. Khu chợ quận chiếm một khu hình chữ nhựt.
Phía Nam chợ quận là khúc sông gần vàm rạch Cái Tắc (Ông Thục). Từ Cần Thơ lên, vào chợ quận phải qua một cây cầu sườn sắt lót đà ngang bằng cây dầu là loại cây thông dụng thời đó (bởi đà “sao” nặng và mắc tiền). Hai nhịp nối nhau thành chỏm cao như cái nón úp. Tên gọi là cầu Ô Môn, nhưng thật sự cầu này bắt ngang rạch Cái Tắc (Ông Thục).
Phía Đông là một khúc thẳng của sông Ô Môn, nằm dài mặt sau chợ quận. Bờ sông được xây bằng đá (mà chúng tôi vẫn gọi là bực thạch) từ đầu cầu sắt Ô Môn dọc lên đến khu nhà của ông Hương Cả Bùi Quang Vạn. Ông bà có nhiều con, nhưng tôi chỉ nhớ tên bốn người con trai họ Bùi Quang (Đài, Các, Kinh, Dinh). Mặt trước chợ quận nằm bên phía Đông bờ lộ cái Cần Thơ-Long Xuyên, đối diện với nhà việc làng Thới Thạnh.
Phía Tây là đài nước (hồi đó chúng tôi gọi là sa-tô-đô = château d’eau). Sau đài nước là lò heo, xóm quê chừng 10 nhà rồi tới đồng ruộng.
Phía Bắc cũng lấy một cây cầu sắt cao làm chuẩn. Cầu này lớn hơn cầu sắt phía Nam. Nó bắt ngang khúc sông Ô Môn trên đường đi Long Xuyên. Tuy nhiên, dân chợ quận thời bấy giờ quen gọi cầu này là cầu Rạch Phê.
Bây giờ, từ xóm Ngã Ba Thới An, tôi lên cầu, đi qua chợ. Ngay đầu cầu bên trái là con đường đất chạy dài, dọc theo bờ rạch. Đầu tiên trên đường này, cách đầu cầu chừng năm thước, ngay sau hè chùa Ông, một dảy nhà gạch hai gian quay mặt ra bờ sông. Đấy là lớp ba A của trường tiểu học Ô Môn. Sở dĩ trường tiểu học có hai lớp ba A và B, vì học trò lớp ba đông gấp đôi học trò lớp tư. Ngoài trường quận, còn nhiều trường làng cũng có lớp ba. Mỗi năm thi tuyển lên lớp nhì một năm (Cours Moyen 1ère Année), trường chỉ lấy có 48, 50 trò một lớp cho cả quận. Học trò lớp ba thi rớt, ở lại học thêm, để năm sau thi keo nhì. Thi lần thứ hai mà rớt nữa, thì học trò đành xếp cặp ở nhà luôn. Vì thi tuyển lên lớp nhì khó như vậy, nên trường có hai lớp ba để chứa những anh hùng thất thế và thiền quyên lỡ vận của trường quận bị hạ đài kỳ thi tuyển lên lớp nhì I năm khóa trước. Cô bảy Sang dạy lớp ba B ở bên trường chánh gồm các học trò cưng từ lớp tư chuyển lên. Thầy ba Nhơn dạy lớp ba A bên này phần đông là những người ngồi học lại và mấy đứa cứng đầu khó dạy vừa mãn năm học lớp tư. Tôi là học trò trai rắn mắt, hay phá chọc xóm làng, nên được cô ba Hạnh (con gái thứ ba của thầy ba Nhơn) đưa qua lớp ba A để nhờ thầy răn trị bớt.
Khỏi lớp Ba A này chừng mười bước, gặp con rạch nhỏ, có cầu ván bắt ngang. Rạch nầy chạy dài song song với lộ Cần Thơ Long Xuyên từ sau dinh quận lên tận sau hè nhà việc ngang chợ quận. Qua khỏi cầu, chừng 50 thước là nhà hơi điện và đài nước cao ngất, thiết lập xong vào khoảng năm 1940. Tôi có theo mấy anh lớn leo thang thử một lần lên tới trên nóc, rồi bị rầy và bị cấm không được leo, mà tôi cũng không dám leo lần thứ hai. Hồi đó, dọc mấy đường chánh chợ quận đều có cột đèn điện và cứ mỗi ngã ba cách nhau chừng 200, 300 thước thì có vòi nước máy (fontaine). Đi dọc đường đất, sâu vào khoảng 100 thước thì tới công xi heo (cũng gọi là lò heo sau này đổi thành lò sát sanh) của chợ quận; sau đó khoảng 50 thước nữa thì đến nhà sàn của quan thầy thuốc Tô Phương Ký. Tôi còn nhớ tướng mạo “quan thầy thuốc” Tô Phương Ký; sau này tôi biết thêm ông vốn là médecin indochinois. Ông bà rất hiền, có nhiều con nhưng tôi chỉ nhớ 3 người trai: Trung, Hiếu và Nghĩa. Cả nhà đều giỏi về âm nhạc. Anh Tô Phương Hiếu, đồng thời với Lưu Hữu Phước, có sáng tác bản nhạc (Hối Ngộ thì phải?) khá thạnh hành thời đó. Riêng anh Tô Phương Nghĩa thì chuyên về chiêng trống, được biểu diễn ngoạn mục một lần chung với ban nhạc đoàn S.E.T.(Section d’Excursion et de Tourisme) từ trường trung học Cần Thơ lên.
Trở ra lộ cái, qua khỏi con đường đất, bắt đầu từ bên trái là chùa Ông. Gọi là chùa Ông, vì là chùa Tàu thờ Quan Công và ông Bổn. (Sau này lớn lên biết thêm, ông Bổn là Trịnh Hòe nhà Minh tước phong là Bổn Đầu Công? Đúng hay sai, ai biết xin chỉ dẫn dùm. Đa tạ). Trong hiên chùa có con ngựa lớn như thiệt, sơn màu hung hung đỏ. Người ta chuyền miệng với nhau đấy là con xích thố của Quan Vân Trường, thỉnh thoảng có đêm thanh vắng họ nghe nó chạy dọc bờ sông nhưng không ai thấy. Chùa thường vắng người. Chỉ thấy một chú chệt (khách trú) cư ngụ ở dảy nhà sau, chuyên quây cà rem, đem bán dạo cho con nít từ chợ sang các xóm.
Kế đến, bên trái chùa Ông là dinh quan chủ quận (danh từ thời xưa 1940). Phần trước dinh, cạnh bên lộ là nơi làm việc (sau này gọi là quận đường), phần sau là tư dinh. Trước dinh quận là con đường tráng nhựa thô (asphalte) chạy thẳng xuống mé sông, có cầu tàu sườn sắt lót ván. Công dụng của cây cầu này phần lớn là nơi hóng mát vào buỗi chiều của những ai dám léo hánh nhàn du mà không ngán chú lính mã tà gác trước dinh. Tàu máy, đò đạp đều ghé bến này để rước khách đi Cần Thơ, Sa Đéc. Đôi khi, tàu máy của chủ quận cũng về đậu ở đây. Năm 1945, dinh quận bị bỏ trống khi ông chủ quận bị dời đi. Bộ đội kháng chiến do chú Từ Càng (em ruột thầy Từ Tích) vốn là trung vệ (demi-centre trong hội bóng tròn của quận) đứng ra chỉ huy, đắp đồn phòng ngự trước cửa dinh quận. Bờ đất có lổ châu mai chong hướng súng xuống cầu tàu. Có hôm tập trận (vì chưa tản cư) thì tôi thấy vài người có súng ngồi trong lổ châu mai và nhiều người thủ tầm vông vạc nhọn núp bên ngoài. Đến khi tản cư, thì không biết sự việc xảy ra như thế nào. Đến khi hồi cư, lần hồi mấy bạn bè của cậu tôi nói chuyện cũ với nhau, tôi nghe lóm được; thì biết rằng hôm Tây đổ bộ một tàu sắt đầy lính lên cầu, thì bộ đội của chú Từ Càng sẳn sàng sau bờ phòng ngự nhưng không dám bắn, vì lính Tây vừa đông hơn mà trang bị súng ống cũng dữ dằn hơn. Đến khi đội Tây ra lịnh cho lính tiến vào dinh quận thì chú Từ Càng ra lịnh rút qua mương lạch sau dinh mà lui về Thới Lai. Rốt cuộc, phòng thủ thì hăm hở, nhưng Tây vào tái chiếm dinh quận, chợ Ô Môn không nghe một tiếng súng. Ai còn sống và có chứng kiến vụ này xin nói thêm cho biết, phần tôi năm đó còn nhỏ (13 tuổi) không hề dự trận, chỉ nghe nói lại mà thôi! Dinh quận biến thành đồn lính Tây một thời gian khá dài cho đến khi đồng bào hồi cư đông đảo. Trung úy Học người gốc xóm Tầm Vu có một thời gian ngắn làm trưởng đồn này kiêm luôn quyền chủ quận. Sau đó trả về cho dân sự.
Cạnh dinh quận là một bãi đất trống luôn được quét dọn sạch sẽ (gần dinh quận mà, để rác rến tùm lum coi sao được!). Kế đến là nhà thờ Tin Lành có lầu chuông cao nghệu. Gia đình ông mục sư ở ngôi nhà sau nhà thờ. Ông có nhiều con. Tôi chỉ biết hai người: người trai thứ năm mà tôi quen gọi là anh Năm Nhà Giảng, và người gái thứ sáu tên cũng là Sáu học cùng lớp với em tôi tại trường tiểu học cho đến lớp nhì hai năm (Cours Moyen 2èm Année). Kế đến là một xưởng duy nhứt chuyên sửa xe đò Cần Thơ – Ô Môn. Tiếp cận là một dảy phố xoay vách ra đường mặt tiền quay hướng Bắc trong đó có gia đình ông Hội Đồng Nghiêm cư ngụ. Một cô con gái của ông là chị mười Phạm học chung lớp với tôi từ lớp nhì một năm.
Sau dảy phố này là nhà việc làng Thới Thạnh (tức văn phòng hội đồng xả sau này). Nhà việc nền đúc cao bằng đá xanh, tường gạch vôi vàng mái lợp ngói đỏ. Có một thời gian ngắn năm 1940, nhà nước cho học trò từ lớp ba trở xuống mỗi sáng được thầy cô dẫn từ trường qua chợ quận, vào nhà việc uống một ly sữa đậu nành, rồi xếp hàng thứ tự ra về trở vào lớp học. Bên cạnh nhà việc có một dảy nhà gạch nhỏ ba căn. Căn đầu là nhà kho chứa vật dụng linh tinh của làng Thới Thạnh. Căn thứ hai là nhà giam tội phạm chờ xe gởi tù từ quận xuống tỉnh. Căn thứ ba là nhà dành cho người cu-li (tạp dịch) của nhà việc.
Cạnh hông phía Bắc của nhà việc là sân đánh tennis (quần vợt) dành cho giới thể thao trưởng giả phần đông là công chức và những nhà giàu tai mắt trong quận. Sau sân tennis là đồng trống không thấy trồng trọt mà cũng không thấy xây cất gì lên đó.
Trở lại đầu cầu sắt phía Nam, bên phải là một con đường lót đá tráng nhựa chạy dọc bờ rạch Cái tắc chừng 50 thước. Con đường này cũng nằm dọc vách đầu xông của hai dảy phố năm căn cất đâu lưng nhau, hai dảy bếp chỉ cách nhau một khoảng hẻm nhỏ chừng ba thước.
Dảy phố năm căn quay mặt ra lộ, đối diện chùa Ông chỉ có một căn do thầy giáo Hữu ở, còn lại toàn người Tầu. Năm căn quay mặt ra bờ sông Ô Môn dành trọn cho công chức: ông đốc học Đoàn Hưng Tường (khi chưa cất nhà sàn ngang trường), thầy nhứt Trần Văn Sửu, thầy ký Trạch, thầy ký Mười v.v...
Qua khỏi con lộ trước dinh quận, là dảy phố trệt do toàn người Tàu chiếm hết. Đặc biệt trước mỗi nhà họ đều phơi đủ thứ chen nhau: áo quần, cải trắng nguyên cây ướp muối, vịt nguyên con ép dẹp ướp nước tương, thịt heo xỏ xâu như xá xiếu v.v... Dảy phố này chừng hai mươi căn gần tới nhà việc mới dứt.
Nhà lồng Chợ Quận thì mỗi ngày rộn rịp buôn bán từ sáng đến xế chiều: gồm các sạp vải, các sạp bán thức ăn, và hai thớt thịt heo. Mấy năm sau 1940, thịt bò cũng bắt đầu được bày bán, dù không mấy ai mua vì dân làng còn kiêng kỵ, coi thịt bò như thịt trâu phải cử không ăn, vì đạo Phật xếp thịt trâu vào tam yểm (trâu, chó, nhạn). Vài tháng thì có xe hát bóng hay mấy ghe lớn của gánh hát bội hoặc cải lương ghé lại. Vì không ưa hát bội, tôi không còn nhớ được tên một gánh hát nào! Nhưng cải lương thì có các gánh: Tân Thinh (Tôn Tẩn hạ san, Hỗn Nguyên trận, Bình Linh hội), Chấn Hưng (Bích Liên vương nữ), Quốc Gia Kịch Đoàn (Gia Long tẩu quốc, Gia Long phục quốc, Hoàng tử Cảnh như tây) v.v... Hai ba năm một lần, gánh Dù Kê ghé một lần hát toàn tiếng Miên vì phần đông khán giả là người Miên từ xóm Thôm Rôm và Sóc Ông Chăng tựu xem thật đông. Thỉnh thoảng có người giải thích tuồng tích bằng tiếng Việt (!) và tiếng Pháp (!) cho khán giả không nghe được tiếng Miên!!!.
Khi có gánh hát, thì nhà lồng chợ thành rạp hát. Chung quanh che kín bằng vải bố dầy, chừa cửa bán vé cho khán giả vào xem. Chiều chiều có xe chạy từ chợ quận ra tới vàm Thới An để rao và rải quảng cáo. Chừng một giờ đồng hồ thì xe trở về tới rạp. Bấy giờ, trống chầu bát đầu nổi lên đủ hồi đủ nhịp, thôi thúc bà con xa gần sắp xếp việc nhà, vào chợ sớm coi hát. Khi bắt đầu bán vé, thì ngưng trống ngoài sân, dời trống vào trong rạp giao lại cho ban nhạc. Bọn con nít chúng tôi tựu gần cửa rạp, thì có ai quen đi coi hát nắm tay nhờ dẫn vào, hay chờ khoảng 10 giờ khuya, khi rạp “thả giàn” thì chen nhau vào xem đoạn chót của tuồng dù hát bóng (ciné), hát bội, cải lương hay Dù Kê.
Khoảng sân trống giữa nhà việc và mặt trước nhà lồng chợ là bến xe đò Ô Môn - Cần Thơ mỗi sáng hai chuyến; Ô Môn Long Xuyên mỗi sáng một chuyến. Xe đò Nam Vang - Châu Đốc - Cần Thơ xuôi ngược hai chiều cũng đều ghé lại bến này.
Khoảng sân trống giữa mặt sau nhà lồng chợ và bờ sông là khu chợ quận lộ thiên, gần bờ sông là hàng tôm cá các loại lớn nhỏ đen trắng: lớn thì cá lóc cá trê; vừa vừa thì cá linh, cá thiểu, cá sặc, cá rô; nhỏ thì cá cơm cá ròng ròng v.v... Nhắc đến cá ròng ròng khiến tôi lại nhớ ông quận Xuân có lần ra lịnh khiến dân Ô Môn nhớ lâu dài: một hôm lính mã tà (vì lưng họ đeo matraque, thời đó không kêu là cảnh sát) đi dọc chợ cá, gom hết mấy thùng cá ròng ròng, bắt đổ hết xuống sông. Mấy bà bán cá từ trong ruộng ra, bị mã tà bắt đổ cá kêu trời liền miệng; vì bán được cá mới có tiền mua gạo và những thức cần dùng khác mang về. Bây giờ cá bị đổ xuống sông thì mất hết vốn liếng lấy gì mua sắm. Nhưng sau đó lính mã tà lại dẫn mấy bà vào nhà việc làng Thới Thạnh bên kia đường lộ Cần Thơ Long Xuyên, chờ một chút thì có “thầy ký” nhà việc ra trả tiền đền bù sở hụi, khiến mấy bà mừng quá. Số là chợ quận nằm trước nhà việc của làng, nên làng Thới Thạnh thi hành lịnh của ông quận, xuất tiền để đền bù cho dân bán cá ròng ròng. Sở dĩ công nho làng dồi dào là do biện chà (người Ấn độ Bengali – gọi là chà và biện cà li) nạp thầu, rồi thâu tiền chỗ ngồi của bạn hàng rong buôn bán khắp chợ.
Dảy trong là rau đậu đủ loại: từ cải xà lách, hành hẹ, rau thơm rau húng của chú chệt rẩy,đến đủ loại khoai lang khoai mì, bí đao bí rợ, rau muống đồng, bông súng, củ co, trái ấu do bà con từ các làng lân cận mang tới. Có riêng một dảy hàng bánh trái và mấy gánh chè cháo. Thỉnh thoảng, giữa buổi chợ đông, có một nhóm Sơn Đông mãi võ và bán thuốc cao đơn huờn tán và rượu thuốc trị bá bịnh. Một bài quyền ngắn điểm mấy tiếng phèn la rồi rao hàng bán thuốc. Tiếp theo là một màn múa tạ hai bánh xe bằng đá xanh xoay tròn nhanh vùn vụt theo nhịp trống; rồi thì quảng cáo nhổ răng không đau không ăn tiền. Đôi khi còn có con khỉ làm trò khiến đám đông xem mê mẩn. Khoảng sân trống lộ thiên này cũng là nơi bà con thường tựu lại “coi hát Tiều”. Hằng năm, bang Triều Châu mời gánh hát Tiều khi thì thùng đen, khi thì thùng đỏ. Họ dựng rạp sàn cao có mái che xoay lưng ra bờ sông, hướng mặt vào nhà lồng chợ. Rạp dựng xong thì họ vầy đoàn có chiêng trống đờn kèn vào chùa Ông cúng bái, xong họ rước ông Bổn về, để trên bàn thờ cho ông coi hát. Tuồng tích thì thường là Võ Tòng sát tẩu, Phan Thế Ngọc đả lôi đài, La Thông tảo bắc v.v... Hát Tiều không bao giờ có ai giải thích bằng tiếng Việt, nhưng vì tuồng tích quen thuộc nên khán giả xem tuồng vẫn say mê theo dỏi.
Hai bên hông nhà lồng chợ là hai hai dảy phố song song. Từ nhà việc nhìn ra, dảy bên mặt, căn phố đầu treo bảng R.O. (Régie d’Opium) là tiệm hút á phiện công khai mà cũng chuyên bán lẻ thuốc phiện. Kế bên là tiệm tàu bán cà phê buổi sáng, hủ tiếu và cơm suốt buổi đến khoảng năm giờ chiều thì đóng cửa. Tại tiệm cà phê này xảy ra hai vụ Việt Minh bắn người hồi 1945. Vụ thứ nhứt, anh Năm Lộc rượt bắn anh ruột là anh Tư Phước làm thông dịch viên đồn binh Pháp đóng trong dinh quận. Vụ thứ hai là một anh kháng chiến đón bắn anh Bá cũng thông dịch viên. Anh Bá bị tật ở chưn đi cà nhắc, lưng hay đeo một lưỡi lê (bayonette) giống như một mủi chỉa, khác với những lưỡi lê thường thấy (giống cây gươm ngắn). Anh Bá cũng có đeo súng lục, nên khi bị tấn công, anh đã bắn trả. Nổ qua nổ lại, bà con chạy xôn xao. Nhưng rốt cuộc, giống như vụ hai anh Phước Lộc rượt nhau, anh Bá cũng không hề hấn gì.
Tiếp cận tiệm cà phê là tiệm tạp hóa của chú chín Xén. Chú có hai người con. Trai tên Nguyễn Trọng Thuật (tên giống như người xưa tác giả quyển Quả Dưa Đỏ); anh Thuật học cho đến 1945 thì vào khu theo kháng chiến. Anh lớn tuổi hơn tôi nhưng học cùng lớp nhứt với tôi. Gái tên Nguyễn Thu Nguyệt ở nhà với chú, có sạp vải riêng trong nhà lồng chợ năm 1957 khi tôi ghé lại chợ trong một lần công tác. Bên cạnh nữa là cửa hàng hai gian chuyên bán vải vóc của cô ba Các. Một mình cô quán xuyến giao thiệp buôn bán tảo tần lo nuôi bầy con. Chồng cô luôn vắng mặt. Sau này, thì biết chồng cô tên Châu Văn Liêm, theo cộng sản bị người Pháp giam tù dài hạn ở Côn Nôn hay Bà Rá?
Từ nhà việc nhìn ra, dảy bên trái cũng là một dảy phố có bàn bi da (billard), tiệm may âu phục v.v... Cuối dảy là tiệm buôn sĩ của chú Châu Chiêu Hiến, ba chị Châu Minh Nguyệt, bạn cùng lớp tôi suốt 6 năm tiểu học. Sau nầy chị Nguyệt có chồng người Tàu ở chợ Cần Thơ.
Bây giờ, tôi trở lại đi dọc bờ sông, theo con đường tráng nhựa từ cầu tầu trước dinh chủ quận. Bờ sông được xây gạch hay tráng xi-măng tùy khúc mà dân quận gọi là bực thạch. Mỗi sáng ghe xuồng từ các xóm làng ghé bến ken nhau tấp nập. Dân các làng xóm lân cận tựu về nhóm chợ mua bán. Họ mang đến đủ thứ (tôm cá, rau cải, trái cây các loại) như tất cả những chợ khác. Đặc biệt mùa gần Tết, thì có hằng chục chiếc ghe chở đầy dưa hấu cập bến, bán cho đến chiều 29, 30 tháng chạp ta. Khi nước ròng, thì bãi lài dọc bực thạch bày nhiều ngói gạch vụn còn lại từ ngày chợ bị cháy hồi đầu thập niên 1930. Vụ cháy chợ này đã thành đề tài một chuyện tiểu thuyết có nhơn vật nữ tên Chăn-Cà-Mum (cũng là tên cô bạn gái chơi nhà chòi với tôi hồi năm tôi 6 tuổi, khi má tôi mới dọn nhà về xóm ngả ba Thới An). Có một thời gian 1941-1942, bà con đào được nhiều đinh cũ đinh sét (rỉ) tại bãi này. Cứ nước ròng bày sình là có hàng chục người chia nhau mỗi người một khúc moi trong sình, bươi trong bãi vụn ngói gạch mà tìm đinh. Tôi có theo mấy anh, lượm đinh mấy ngày, chỉ được vài ký đủ cỡ, vừa đủ dùng khỏi mua thì thôi. Năm đó, khoảng 1940, vì tình hình chiến tranh, vật liệu bằng sắt thép khan hiếm, không nhập cảng được từ bên Tây hay bên Tàu vào nước ta, nên đinh sét vẫn được đem trui lại (nướng gần đỏ rồi nhúng vào nước lạnh), rồi dùng vào việc xây cất nhà cửa, rào dậu. Công cuộc mua bán này cũng chỉ kéo dài không quá một năm thì “xẹp” luôn, vì không ai tìm được thêm đinh sét trong bãi sình dọc theo phố chợ nữa.
Dảy phố dọc bờ sông gồm nhiều tiệm chạp phô (tạp hóa). Chen vào là tiệm thuốc bắc thầy ba Đáo (thầy đông y duy nhứt người Việt của chợ), với tiệm cầm đồ duy nhứt của ba má anh Đởm và Khái bạn học của tôi. Kế đến là tiệm rượu hai căn có môn bài R.A. (Régie d’Alcool) của thầy ba Nhơn. Cách đó mấy căn là tiệm tạp hóa của cậu La Hưng (chúng tôi gọi bằng cậu tám theo chị Lưu Hữu Tuyến và Lưu Hữu Lộc, bạn học của tôi). Rồi tới tiệm thuốc bắc của một ông thầy Tàu. Tôi thường theo ông ngoại tôi hay ba tôi đi bổ thuốc để được ông thầy Tàu lấy trong keo đưa cho một viên kẹo cam thảo thơm ngon. Qua khỏi khu sân trống sau nhà lồng chợ, ngay tại góc là tiệm buôn sỉ của chú Châu Chiêu Hiến. Kế đến là lò tương tàu; bên cạnh là lò tàu hủ kèm đủ thứ đậu khô. Ba căn chót là trường tư thục của ông tú tài Phan Lương Thiệu. Ông Thiệu còn hai người anh: Phan Lương Hiền, Phan Lương Báu. Hình như sau 1951, cả ba vị đều là giáo sư trường trung học Phan Thanh Giản.
Sau lưng trường tư của ông Thiệu là sân bóng rổ (basket) choáng hết khoảnh đất ra tới đường cái Cần Thơ-Long Xuyên. Thường có học sinh của trường Tàu trong quận đến tập dượt, có khi họ mời những đội banh ở trường khác đến để tranh tài với nhau.
Đi bộ dọc theo lộ cái, lên phía Bắc, chừng 300 thước thì đến sân vận động khá rộng rãi và có tổ chức khá qui mô theo thời đó. Sân đá banh (football, sau này gọi là túc cầu) chiếm trọn chính giữa, chiều dài nằm hướng Đông Tây. Chung quanh là lộ trải cát và tro lúa (lấy từ chành lúa bên kia sông) để tập chạy đua (piste). Ngay cửa ra vào sân vận động, là sân ciment cho lam cầu (basket =bóng rổ). Nằm dọc theo chiều dài phía Bắc của sân là khán đài chứa khoảng 300 người. Dọc theo chiều dài phía Nam của sân banh là các hầm cát để tập nhảy xa, nhảy cao; có khung treo giây luộc lớn và tường cao để tập leo. Cuối cùng là hồ tắm rộng đủ tiêu chuẩn cho các cuộc tranh tài bơi lội cấp liên tỉnh. Mấy anh lớn từ trung học Cần Thơ và Mỹ Tho (tôi còn nhớ một anh tên Tường) từng trổ tài lội mau lội đẹp cho tất cả học sinh trong quận xem mãn nhãn trong dịp đoàn S.E.T. ghé đóng trại hai hôm tại đây.
Sau lưng sân vận động là xóm nhà nằm rải rác dọc bờ phía Nam sông Ô Môn. Gần đầu cầu Rạch Phê có ngôi chùa Thôm Rôm do sư sải người Miên trông nom. Ngoài chùa Thôm Rôm, trong xa rạch Cái Tắc Ông Thục, cách chợ chừng một cây số, còn một chùa Miên của sóc ông Chăng do một ông lục chủ trì.
Bên kia sông, đối diện với chợ quận là một xóm nhà lá khá khang trang, trong đó có trại lá chằm của ba má Nguyễn Phước Cương (bạn học lơp ba của tôi). Ngang nhà lồng chợ, thì thấy cơ sở bề thế của chành lúa và vựa muối hột của một người Tàu. Ông này cũng là chủ nhân nhà máy xay gạo cho cả quận. Từ ống khói cao nghệu, khói đen tuôn cuồn cuộïn triền miên. Dọc bến, lúc nào cũng có vài chiếc ghe chài lớn và nhiều ghe xuồng nhỏ đậu chen. Ban ngày lúc nào cũng xôn xao người vác lúa từ bến lên chành, kẻ khiêng gạo từ chành xuống bến.
Nhìn chung, dân cư ngụ tại chợ quận Ô Môn thời đó phần đông là người Hoa, ngoại ô phía Bắc và Tây Nam là người Miên. Người Việt ở tản mác dọc phía Đông khu nhà lá bên kia sông, khu phía Nam cầu Ô Môn, và phía Tây Bắc ngỏ vào vùng Vàm Nhon, Thới Lai v.v... Cũng có hai gia đình do người Pháp chính tông đến lập nghiệp lấy vợ Việt: Gia đình bà Ba (chồng mất sớm) còn ba người con ở quanh khu cây ô môi: dì năm Na (Anna), dì sáu Bê (Bébé), cậu bảy Mê (Aimé). Dì năm Na có cô con gái tên Chăn Cà Mum (tên Việt là Giỏi). Gia đình Philippe, rể ông cai Bồng ở phía Nam chừng hơn một cây số. Năm 1943-1944, các cô con gái về học trường quận: Lucette, Solange (lớp tôi), Christiane, Philippe con (lớp em tôi).
Một chút sơ qua về mấy ông chủ quận: Nghe nói lại, ngày xưa, ông Hồ Biểu Chánh có ngồi quận này mấy năm. Lúc đó. tôi còn nhỏ quá không biết gì nhiều và cũng không còn nhớ được điều gì chính xác. Sau đó, có một thời, ông Hồ Văn Xuân trấn nhậm 1940-1943. Khoảng giữa năm 1943, ông Nguyễn Ngọc Thơ về ngồi quận, có mấy tháng rồi ông đổi đi. Ông quận Thơ có cô con gái học cùng lớp với tôi. Cùng lớp, nhưng không hề quen, vì con quan chủ quận không thân cận nhiều với bạn bè trang lứa. Nhưng tôi nhớ rõ là nhân trung của cô rất sâu, mà nghe người lớn nói về tướng số: người có nhân trung sâu là người thọ mạng. Suốt Đệ Nhứt Cộng Hòa, tôi không hề nghe báo chí hay dư luận nhắc đến cô con gái của Phó Tổng Thống. Ông quận Thơ đi, ông quận Trần Văn Đắc đáo nhậm tiếp nối cho đến cuối 1945 thì cách mạng kháng chiến. Khi Pháp trở lại thì “quan hai” Học trấn nhiệm một thời gian ngắn.
Vài dòng về ông chủ quận Hồ Văn Xuân. Ông là người chuộng võ thuật, mộ thể thao, thích tổ chức lễ lạc. Sân vận động được hoàn tất vào thịnh thời này. Một năm còn bình yên khoảng 1943, ông tổ chức lễ 14 Juillet trong quận. Thôi thì tưng bừng, đủ cả mọi thú vui lành mạnh. Nào tranh giải bóng tròn (football), giải lam cầu (basket), các môn thể thao (chạy đua, leo giây, bơi lội) có đoàn S.E.T. từ Collège de Can Tho lên dự, tranh các giải với đoàn thanh niên quận Ô Môn, tại sân vận động cách chợ chừng một cây số về phía Bắc. Nào các trò vui bình dân: như thi trèo cây thoa mỡ bò, thi đi cầu rung (cầu làm bằng thân cây cau gốc nằm trong bờ mà ngọn thì đong đưa giửa sông có cây cờ nhỏ xanh trắng đỏ phất phơ theo gió), thi đập nồi nước treo, thi cạp trôn chảo đầy lọ nghẹ, nhứt là hôm đó có mục đua ghe ngo. Lễ 14 Juillet có một ngày, năm đó dân Ô Môn được xem các mục linh tinh từ sáng tới chiều. Riêng tôi, tôi dự xem gần đủ hết các môn, nhưng còn ghi đậm trong trí nhớ của tôi là vụ đua ghe ngo và hoạt động của đoàn S.E.T.
Quận Ô Môn có nhiều xóm do người Miên cư ngụ tập trung quanh một ngôi chùa, thường được gọi là “sóc”. Gần chợ có hai sóc lớn và đông: sóc Thôm Rôm ở dọc Rạch Phê phía Bắc, và sóc ông Chăng nằm trên rạch Ô Môn về phía Tây. Còn nhiều sóc nữa ở xa hơn mà tôi không biết mà cũng không còn nhớ rõ. Mỗi sóc thường có một “lục cả” vừa trụ trì ngôi chùa vừa cai trị dân Miên trong sóc, lo lắng từ học hành cho đến đời sống. Các lục thường giỏi chữ Pháp nói thạo tiếng Pháp, giỏi y khoa thuốc men, giỏi cả bói toán (như Lục Laurent ở Trà Vinh chẳng hạn) v.v... Trường tôi có vài học sinh người Miên nhưng không ai để ý; mà chỉ nhớ đến khi mấy anh chị em này nghỉ Tết Miên. Vào những ngày lễ lớn như Tết Miên hay 14 Juillet, người Miên đi chợ đông đảo hơn ngày thường. Đàn ông thì áo bành tô và vận sà rông, đàn bà thì thường mặc áo “đòn dông” đen hay nhiều màu, phủ tròn quanh thân thể xuống tới mắc cá, hai bên có đường xẻ cao đến nửa ống quyển. Phần đông đi chưn đất (bình dân), một số ít đi dép (khá giả). Riêng các sải mặc áo cà sa vàng mang dép đi chợ. Nhà tôi ở cạnh lộ gần mang cá cầu phía Nam, nên tôi được thấy nhiều sải, đi chợ về xách theo lủng lẳng những chùm thịt heo sống (loại ba rọi). Tôi thắc mắc về việc thầy chùa xách thịt heo, hỏi người lớn thì được giải thích sơ lược về việc các sư Miên thuộc phái Tiểu Thừa, ăn vật thực khuyên giáo được, không bị câu thúc hay phân biệt chay mặn, rau đậu hay thịt cá.
Mỗi sóc thường có sẳn một chiếc ghe ngo để hằng năm, các lục và dân trong sóc làm lễ rước nước theo phong tục bên Cao-Miên - sau này đổi gọi là Kampuchia (Cambodia, hay Cambodge). Nhằm lễ 14 Juillet năm ấy, khi ông Quận mở cuộc đua có treo giải, thì có nhiều ghe từ các nơi về tham dự, trong đó có cả hai ghe của xóm Thôm Rôm và Sóc ông Chăng.
Cuộc đua khởi đầu từ cầu tàu có boong rạp che quan khách (sau này gọi là khán đài) trước dinh quận. Vì không được tới gần khán đài là mức khởi hành, tôi đứng từ ngã ba rạch trên voi đất trước nhà thương nhìn sang. Đoàn ghe đua lớn nhỏ sắp hàng ngang hướng về ngả ba Rạch Phê ở phía Bắc cách cầu tàu chừng 1000 thước. Ghe ngo nào cũng mới sơn phết màu sắc lộng lẫy trông rất vui mắt. Mỗi ghe lớn có 15 người, gồm 12 người bơi dầm chia ngồi hai bên, một người đứng đằng sau giữ lái; một người ngồi xổm dưới chưn người bẻ lái, cầm chiêng, để khi đua thì đánh cầm nhịp cho 12 tay bơi; một người ngồi trước mủi để hô hoán hướng dẫn chiếc ghe. Số người trên ghe nhỏ ít hơn, nhưng vẫn có người đánh chiêng và cầm lái. Hơn chục chiếc ghe sắp hàng náo nức chờ dấu hiệu khởi hành. Tiếng la hét của những người sắp xếp cuộc đua, tiếng cổ võ của những người đứng xem hai bên bờ sông, thật ồn ào hơn nhóm chợ. Pháo hiệu nổ, thì tiếng chiêng, tiếng hò của người hô hoán trước mủi, tiếng reo nhịp nhàng của những tay bơi dầm, cùng phát lên một loạt. Tiếng chiêng, tiếng hô, từ từ nhỏ dần vì các ghe đang tiến về phía Rạch Phê; rồi dần dần lớn lên trở lại, khi tất cả ghe đua đều vòng qua phao cờ làm chuẩn ở giửa sông, trở ra ngang cầu tàu dinh quận, đến đây thì sự so le giửa các ghe đã hiện rõ; các ghe nối đuôi nhau thẳng đến ngả ba kinh Ba Rít ở phía Đông cách cầu tàu cũng khoảng 1000 thước, rồi cũng lần lượt đảo vòng qua phao cờ ở giửa sông làm chuẩn, từ đây trở đi thì cuộc đua trở thành ráo riết giửa ba chiếc ghe dẫn đầu. Tiếng hò hét, tiếng chiêng, tiếng cổ võ từ hai bên sông càng cấp bách gay cấn hơn, cho đến khi ba chiếc trở về cầu tàu trước dinh quận là mức ăn thua, thì thắng bại rõ ràng, chỉ còn tiếng hoan hô trầm trồ tán thưởng kéo dài cho đến khi ông quận trao xong ba giải thưởng.
Cuộc đua ghe chỉ cốt làm cho dân chúng vui chơi trong ngày lễ. Tôi nhớ trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng, có bài nói tục lệ hằng năm bên Nam Vang, vua Khmer ngự xuống thuyền, làm lễ cắt giây giăng ngang sông, ngụ ý tháo nước cho chảy xuống miền xuôi, tức tuông vào chín nhánh cuồn cuộn của Cửu Long Giang. Sau tháng này, thì miệt Hậu Giang bắt đầu bị ngập nước, không năm nào tránh khỏi. Tục lệ tháo nước ở Lục Chân Lạp, rước nước ở Thủy Chân Lạp, sớm hơn mùa nước nổi chừng hai tháng. Cứ thấy có đua ghe ngo thì biết là sắp vào mùa nước ngập.
Trở lại các mục giải trí lành mạnh trong dịp lễ 14 Juillet năm này, đoàn S.E.T. từ Cần Thơ lên tham dự các cuộc thi tranh giải thể thao. Đoàn rất hùng hậu gần cả trăm anh chị học sinh của Collège de CanTho. Môn thể thao nào các anh cũng giựt giải: chạy đua đơn, đua tiếp sức có trao gậy; nhảy xa, nhảy cao, nhảy sào; bơi đủ kiểu: nhái, bướm, sải, úp, ngửa, tự do v.v... Mỗi môn, anh em đoàn S.E.T. dự tranh có một hay vài người, nhưng tất cả đều đứng chung quanh sân hay dọc theo lối đua, hò reo tưng bừng “cho nước” rất tận tình, gây hào hứng phấn khởi cho anh em trong cuộc. Nhưng đặc biệt tôi nhớ là cuộc đốt lửa trại trong sân vận động đêm đó. Trong khi vài anh gom củi xếp thành đống theo hình tháp nhọn mủi làm lửa trại trước khán đài, tất cả các đoàn thể thao từ các làng lân cận về dự, học sinh trường quận, đoàn S.E.T. đều được hướng dẫn xếp hàng cách bếp lộ thiên chừng 10 thước hướng về khán đài. Khoảng 8 giờ tối, thì bắt đầu châm mồi lửa. Trên khán đài có mấy chiếc đèn măng sông (manchon) soi sáng cho quan khách, nhưng khoảng sân vặn động trước khán đài chỉ có ngọn lửa hồng bừng bừng cháy tỏa sáng . Quanh ánh lửa trại, lần lượt các anh chị em trong đoàn S.E.T. trình bày những màn kịch ngắn, những bài đồng ca, các bản nhạc phần nhiều là sáng tác của các anh Lưu Hữu Phước, Tô Phương Hiếu v.v... Lâu quá rồi, tôi không còn nhớ rõ thứ tự các tiết mục. Nhưng vì là lần đầu tiên tôi được xem kịch nghe nhạc nên ấn tưọng rất sâu xa và lưu cửu cho đến ngày nay.
Tôi còn nhớ hình ảnh rất linh hoạt nhanh nhẹn, của Tô Phương Nghĩa (bạn học cùng lớp). Năm ấy, anh đang học lớp nhì hai năm (Moyen 2èm Année). Vì được hai anh Lưu Hữu Phước và Tô Phương Hiếu giới thiệu, anh nhập vào ban nhạc của đoàn S.E.T từ trường trung học Cần Thơ lên sinh hoạt giao hữu với các đoàn thanh niên thể thao của quận. Một mình anh đã điều khiển dàn trống chiêng năm sáu chiếc lớn nhỏ, để cầm nhịp cho ban nhạc gần chục anh chị đàn vĩ cầm (violon),mandoline, banjoline, tây ban cầm (guitare espagnol) v.v... trong khi anh chị em khác hát những bài Giòng Sông Hát, Bạch Đằng Giang, Hội Nghị Diên Hồng. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn mường tượng thấy chị Lưu Hữu Tuyến hát (không có micro) trọn bài “Kinh Cầu Nguyện” mà tôi còn nhớ mấy câu:
Người nay đâu tá, có biết hổ cùng đèn lửa
Người nay đâu tá, có biết nước non đâu nữa?
Người nay đang ngủ say sưa bên đường lợi danh!
Người nay đang ngủ say sưa trụy lạc quên mình!
Người xưa đâu tá, hãy nổi gió, mưa, lửa, sóng
Người xưa đâu tá, hãy giúp cho dân Lạc Hồng...
Và những lời hát trên đây còn đeo đẳng trong trí tôi lâu dài cả cuộc đời!
Rồi sau đó chị còn hát bài Hồn Tử Sĩ. Tối đó, nhóm tôi ngồi gần anh tư Lưu Hữu Phước khi chị Tuyến hát bài này. Tôi lẹ miệng nói nhỏ “Bài này bị cấm mà” (Tôi biết vì cậu tám tôi cho biết) thì anh tư Phước bấm vai tôi rầy nhẹ: “Em đừng nói”, mà không trách mắng gì thêm. Sau đó, cậu tám tôi cho biết tại sao tôi không nên nói như vậy.
Đến màn kịch lịch sử, khởi đầu với bản nhạc “Chi Lăng”, diễn lại lớp Lê Sát chém Liễu Thăng thật vô cùng lôi cuốn đối với trí tưởng tượng của một đứa học trò lớp nhì năm đó. Nhân vật chỉ có ba: Lê Sát, Liễu Thăng và Thôi Tụ, nhưng vô cùng linh động và hấp dẫn, nhứt là khi anh Vị (?) thủ vai Lê Sát (áo hồng tay bó, quần đen vấn ống, giày đen, chít khăn võ sinh) đẹp lộng lẫy, hùng dũng vác đao xông ra chém Liễu Thăng đang loay hoay trong vũng lầy tưởng tượng, khiến cả sân vận động đông hàng ngàn, mà im lặng cho mọi người theo dỏi từng cử chỉ, nghe không sót một lời!
Từ đêm đó, tôi quyết tâm đi học Cần Thơ, thi vào Collège, để được theo đoàn S.E.T. dù chưa biết khó dễ như thế nào! Và tôi cũng bắt đầu học thuộc lòng lời hát các bài Kinh Cầu Nguyện, Chi Lăng, Hội Nghị Diên Hồng v.v... Riêng bài Bạch Đằng Giang, thì mấy anh ở lớp nhứt đã dạy chúng tôi hát nhóm, từ năm chúng tôi còn học lớp tư 1939-1940.
Sau này, quận Ô Môn được đổi tên thành quận Phong Phú. Dinh quận cũng dời đến chỗ khác. Một lần công tác, khoảng đầu năm 1962, tôi ghé tiếp xúc yểm trợ, gặp quận trưởng là đại úy Tú tại dinh quận, bấy giờ tọa lạc tại đầu cầu Ô Môn, ngay trên bờ lộ, trên nền cũ của nhà bảo sanh năm xưa. Hơn một năm sau, khoảng giữa năm 1963, thì dinh quận lại dời vào địa điểm mới xây cất quy mô hơn, đồ sộ hơn, trong khu ruộng cách chợ chừng 500 thước, ở phía Tây lộ cái Cần Thơ - Long Xuyên, gần ngả ba cũ củ con lộ đi vào Vòm Nhon Thới Lai.
Từ năm 1963 đến 1975, tôi ít có dịp ghé lại chợ quận ngày xưa; vì tôi được thuyên chuyển ra Vùng II Chiến Thuật. Công tác của tôi từ 1963 đến 1970 chỉ trải qua từ miệt ngoài Quảng Ngãi về đến Phan Rang. Từ 1970 đến 1975 tôi lại chỉ quanh quẩn miền Đông Nam Việt từ Bình Tuy xuống Tân An! Sau 1975, tôi lập nguyện không đi dưới bóng cờ màu máu sao vàng. Lại thêm gần 30 năm qua không về thăm chợ quận!!!
L o n g T u y ề n
ngày 18 tháng 08 năm 2004
Phía Nam chợ quận là khúc sông gần vàm rạch Cái Tắc (Ông Thục). Từ Cần Thơ lên, vào chợ quận phải qua một cây cầu sườn sắt lót đà ngang bằng cây dầu là loại cây thông dụng thời đó (bởi đà “sao” nặng và mắc tiền). Hai nhịp nối nhau thành chỏm cao như cái nón úp. Tên gọi là cầu Ô Môn, nhưng thật sự cầu này bắt ngang rạch Cái Tắc (Ông Thục).
Phía Đông là một khúc thẳng của sông Ô Môn, nằm dài mặt sau chợ quận. Bờ sông được xây bằng đá (mà chúng tôi vẫn gọi là bực thạch) từ đầu cầu sắt Ô Môn dọc lên đến khu nhà của ông Hương Cả Bùi Quang Vạn. Ông bà có nhiều con, nhưng tôi chỉ nhớ tên bốn người con trai họ Bùi Quang (Đài, Các, Kinh, Dinh). Mặt trước chợ quận nằm bên phía Đông bờ lộ cái Cần Thơ-Long Xuyên, đối diện với nhà việc làng Thới Thạnh.
Phía Tây là đài nước (hồi đó chúng tôi gọi là sa-tô-đô = château d’eau). Sau đài nước là lò heo, xóm quê chừng 10 nhà rồi tới đồng ruộng.
Phía Bắc cũng lấy một cây cầu sắt cao làm chuẩn. Cầu này lớn hơn cầu sắt phía Nam. Nó bắt ngang khúc sông Ô Môn trên đường đi Long Xuyên. Tuy nhiên, dân chợ quận thời bấy giờ quen gọi cầu này là cầu Rạch Phê.
Bây giờ, từ xóm Ngã Ba Thới An, tôi lên cầu, đi qua chợ. Ngay đầu cầu bên trái là con đường đất chạy dài, dọc theo bờ rạch. Đầu tiên trên đường này, cách đầu cầu chừng năm thước, ngay sau hè chùa Ông, một dảy nhà gạch hai gian quay mặt ra bờ sông. Đấy là lớp ba A của trường tiểu học Ô Môn. Sở dĩ trường tiểu học có hai lớp ba A và B, vì học trò lớp ba đông gấp đôi học trò lớp tư. Ngoài trường quận, còn nhiều trường làng cũng có lớp ba. Mỗi năm thi tuyển lên lớp nhì một năm (Cours Moyen 1ère Année), trường chỉ lấy có 48, 50 trò một lớp cho cả quận. Học trò lớp ba thi rớt, ở lại học thêm, để năm sau thi keo nhì. Thi lần thứ hai mà rớt nữa, thì học trò đành xếp cặp ở nhà luôn. Vì thi tuyển lên lớp nhì khó như vậy, nên trường có hai lớp ba để chứa những anh hùng thất thế và thiền quyên lỡ vận của trường quận bị hạ đài kỳ thi tuyển lên lớp nhì I năm khóa trước. Cô bảy Sang dạy lớp ba B ở bên trường chánh gồm các học trò cưng từ lớp tư chuyển lên. Thầy ba Nhơn dạy lớp ba A bên này phần đông là những người ngồi học lại và mấy đứa cứng đầu khó dạy vừa mãn năm học lớp tư. Tôi là học trò trai rắn mắt, hay phá chọc xóm làng, nên được cô ba Hạnh (con gái thứ ba của thầy ba Nhơn) đưa qua lớp ba A để nhờ thầy răn trị bớt.
Khỏi lớp Ba A này chừng mười bước, gặp con rạch nhỏ, có cầu ván bắt ngang. Rạch nầy chạy dài song song với lộ Cần Thơ Long Xuyên từ sau dinh quận lên tận sau hè nhà việc ngang chợ quận. Qua khỏi cầu, chừng 50 thước là nhà hơi điện và đài nước cao ngất, thiết lập xong vào khoảng năm 1940. Tôi có theo mấy anh lớn leo thang thử một lần lên tới trên nóc, rồi bị rầy và bị cấm không được leo, mà tôi cũng không dám leo lần thứ hai. Hồi đó, dọc mấy đường chánh chợ quận đều có cột đèn điện và cứ mỗi ngã ba cách nhau chừng 200, 300 thước thì có vòi nước máy (fontaine). Đi dọc đường đất, sâu vào khoảng 100 thước thì tới công xi heo (cũng gọi là lò heo sau này đổi thành lò sát sanh) của chợ quận; sau đó khoảng 50 thước nữa thì đến nhà sàn của quan thầy thuốc Tô Phương Ký. Tôi còn nhớ tướng mạo “quan thầy thuốc” Tô Phương Ký; sau này tôi biết thêm ông vốn là médecin indochinois. Ông bà rất hiền, có nhiều con nhưng tôi chỉ nhớ 3 người trai: Trung, Hiếu và Nghĩa. Cả nhà đều giỏi về âm nhạc. Anh Tô Phương Hiếu, đồng thời với Lưu Hữu Phước, có sáng tác bản nhạc (Hối Ngộ thì phải?) khá thạnh hành thời đó. Riêng anh Tô Phương Nghĩa thì chuyên về chiêng trống, được biểu diễn ngoạn mục một lần chung với ban nhạc đoàn S.E.T.(Section d’Excursion et de Tourisme) từ trường trung học Cần Thơ lên.
Trở ra lộ cái, qua khỏi con đường đất, bắt đầu từ bên trái là chùa Ông. Gọi là chùa Ông, vì là chùa Tàu thờ Quan Công và ông Bổn. (Sau này lớn lên biết thêm, ông Bổn là Trịnh Hòe nhà Minh tước phong là Bổn Đầu Công? Đúng hay sai, ai biết xin chỉ dẫn dùm. Đa tạ). Trong hiên chùa có con ngựa lớn như thiệt, sơn màu hung hung đỏ. Người ta chuyền miệng với nhau đấy là con xích thố của Quan Vân Trường, thỉnh thoảng có đêm thanh vắng họ nghe nó chạy dọc bờ sông nhưng không ai thấy. Chùa thường vắng người. Chỉ thấy một chú chệt (khách trú) cư ngụ ở dảy nhà sau, chuyên quây cà rem, đem bán dạo cho con nít từ chợ sang các xóm.
Kế đến, bên trái chùa Ông là dinh quan chủ quận (danh từ thời xưa 1940). Phần trước dinh, cạnh bên lộ là nơi làm việc (sau này gọi là quận đường), phần sau là tư dinh. Trước dinh quận là con đường tráng nhựa thô (asphalte) chạy thẳng xuống mé sông, có cầu tàu sườn sắt lót ván. Công dụng của cây cầu này phần lớn là nơi hóng mát vào buỗi chiều của những ai dám léo hánh nhàn du mà không ngán chú lính mã tà gác trước dinh. Tàu máy, đò đạp đều ghé bến này để rước khách đi Cần Thơ, Sa Đéc. Đôi khi, tàu máy của chủ quận cũng về đậu ở đây. Năm 1945, dinh quận bị bỏ trống khi ông chủ quận bị dời đi. Bộ đội kháng chiến do chú Từ Càng (em ruột thầy Từ Tích) vốn là trung vệ (demi-centre trong hội bóng tròn của quận) đứng ra chỉ huy, đắp đồn phòng ngự trước cửa dinh quận. Bờ đất có lổ châu mai chong hướng súng xuống cầu tàu. Có hôm tập trận (vì chưa tản cư) thì tôi thấy vài người có súng ngồi trong lổ châu mai và nhiều người thủ tầm vông vạc nhọn núp bên ngoài. Đến khi tản cư, thì không biết sự việc xảy ra như thế nào. Đến khi hồi cư, lần hồi mấy bạn bè của cậu tôi nói chuyện cũ với nhau, tôi nghe lóm được; thì biết rằng hôm Tây đổ bộ một tàu sắt đầy lính lên cầu, thì bộ đội của chú Từ Càng sẳn sàng sau bờ phòng ngự nhưng không dám bắn, vì lính Tây vừa đông hơn mà trang bị súng ống cũng dữ dằn hơn. Đến khi đội Tây ra lịnh cho lính tiến vào dinh quận thì chú Từ Càng ra lịnh rút qua mương lạch sau dinh mà lui về Thới Lai. Rốt cuộc, phòng thủ thì hăm hở, nhưng Tây vào tái chiếm dinh quận, chợ Ô Môn không nghe một tiếng súng. Ai còn sống và có chứng kiến vụ này xin nói thêm cho biết, phần tôi năm đó còn nhỏ (13 tuổi) không hề dự trận, chỉ nghe nói lại mà thôi! Dinh quận biến thành đồn lính Tây một thời gian khá dài cho đến khi đồng bào hồi cư đông đảo. Trung úy Học người gốc xóm Tầm Vu có một thời gian ngắn làm trưởng đồn này kiêm luôn quyền chủ quận. Sau đó trả về cho dân sự.
Cạnh dinh quận là một bãi đất trống luôn được quét dọn sạch sẽ (gần dinh quận mà, để rác rến tùm lum coi sao được!). Kế đến là nhà thờ Tin Lành có lầu chuông cao nghệu. Gia đình ông mục sư ở ngôi nhà sau nhà thờ. Ông có nhiều con. Tôi chỉ biết hai người: người trai thứ năm mà tôi quen gọi là anh Năm Nhà Giảng, và người gái thứ sáu tên cũng là Sáu học cùng lớp với em tôi tại trường tiểu học cho đến lớp nhì hai năm (Cours Moyen 2èm Année). Kế đến là một xưởng duy nhứt chuyên sửa xe đò Cần Thơ – Ô Môn. Tiếp cận là một dảy phố xoay vách ra đường mặt tiền quay hướng Bắc trong đó có gia đình ông Hội Đồng Nghiêm cư ngụ. Một cô con gái của ông là chị mười Phạm học chung lớp với tôi từ lớp nhì một năm.
Sau dảy phố này là nhà việc làng Thới Thạnh (tức văn phòng hội đồng xả sau này). Nhà việc nền đúc cao bằng đá xanh, tường gạch vôi vàng mái lợp ngói đỏ. Có một thời gian ngắn năm 1940, nhà nước cho học trò từ lớp ba trở xuống mỗi sáng được thầy cô dẫn từ trường qua chợ quận, vào nhà việc uống một ly sữa đậu nành, rồi xếp hàng thứ tự ra về trở vào lớp học. Bên cạnh nhà việc có một dảy nhà gạch nhỏ ba căn. Căn đầu là nhà kho chứa vật dụng linh tinh của làng Thới Thạnh. Căn thứ hai là nhà giam tội phạm chờ xe gởi tù từ quận xuống tỉnh. Căn thứ ba là nhà dành cho người cu-li (tạp dịch) của nhà việc.
Cạnh hông phía Bắc của nhà việc là sân đánh tennis (quần vợt) dành cho giới thể thao trưởng giả phần đông là công chức và những nhà giàu tai mắt trong quận. Sau sân tennis là đồng trống không thấy trồng trọt mà cũng không thấy xây cất gì lên đó.
Trở lại đầu cầu sắt phía Nam, bên phải là một con đường lót đá tráng nhựa chạy dọc bờ rạch Cái tắc chừng 50 thước. Con đường này cũng nằm dọc vách đầu xông của hai dảy phố năm căn cất đâu lưng nhau, hai dảy bếp chỉ cách nhau một khoảng hẻm nhỏ chừng ba thước.
Dảy phố năm căn quay mặt ra lộ, đối diện chùa Ông chỉ có một căn do thầy giáo Hữu ở, còn lại toàn người Tầu. Năm căn quay mặt ra bờ sông Ô Môn dành trọn cho công chức: ông đốc học Đoàn Hưng Tường (khi chưa cất nhà sàn ngang trường), thầy nhứt Trần Văn Sửu, thầy ký Trạch, thầy ký Mười v.v...
Qua khỏi con lộ trước dinh quận, là dảy phố trệt do toàn người Tàu chiếm hết. Đặc biệt trước mỗi nhà họ đều phơi đủ thứ chen nhau: áo quần, cải trắng nguyên cây ướp muối, vịt nguyên con ép dẹp ướp nước tương, thịt heo xỏ xâu như xá xiếu v.v... Dảy phố này chừng hai mươi căn gần tới nhà việc mới dứt.
Nhà lồng Chợ Quận thì mỗi ngày rộn rịp buôn bán từ sáng đến xế chiều: gồm các sạp vải, các sạp bán thức ăn, và hai thớt thịt heo. Mấy năm sau 1940, thịt bò cũng bắt đầu được bày bán, dù không mấy ai mua vì dân làng còn kiêng kỵ, coi thịt bò như thịt trâu phải cử không ăn, vì đạo Phật xếp thịt trâu vào tam yểm (trâu, chó, nhạn). Vài tháng thì có xe hát bóng hay mấy ghe lớn của gánh hát bội hoặc cải lương ghé lại. Vì không ưa hát bội, tôi không còn nhớ được tên một gánh hát nào! Nhưng cải lương thì có các gánh: Tân Thinh (Tôn Tẩn hạ san, Hỗn Nguyên trận, Bình Linh hội), Chấn Hưng (Bích Liên vương nữ), Quốc Gia Kịch Đoàn (Gia Long tẩu quốc, Gia Long phục quốc, Hoàng tử Cảnh như tây) v.v... Hai ba năm một lần, gánh Dù Kê ghé một lần hát toàn tiếng Miên vì phần đông khán giả là người Miên từ xóm Thôm Rôm và Sóc Ông Chăng tựu xem thật đông. Thỉnh thoảng có người giải thích tuồng tích bằng tiếng Việt (!) và tiếng Pháp (!) cho khán giả không nghe được tiếng Miên!!!.
Khi có gánh hát, thì nhà lồng chợ thành rạp hát. Chung quanh che kín bằng vải bố dầy, chừa cửa bán vé cho khán giả vào xem. Chiều chiều có xe chạy từ chợ quận ra tới vàm Thới An để rao và rải quảng cáo. Chừng một giờ đồng hồ thì xe trở về tới rạp. Bấy giờ, trống chầu bát đầu nổi lên đủ hồi đủ nhịp, thôi thúc bà con xa gần sắp xếp việc nhà, vào chợ sớm coi hát. Khi bắt đầu bán vé, thì ngưng trống ngoài sân, dời trống vào trong rạp giao lại cho ban nhạc. Bọn con nít chúng tôi tựu gần cửa rạp, thì có ai quen đi coi hát nắm tay nhờ dẫn vào, hay chờ khoảng 10 giờ khuya, khi rạp “thả giàn” thì chen nhau vào xem đoạn chót của tuồng dù hát bóng (ciné), hát bội, cải lương hay Dù Kê.
Khoảng sân trống giữa nhà việc và mặt trước nhà lồng chợ là bến xe đò Ô Môn - Cần Thơ mỗi sáng hai chuyến; Ô Môn Long Xuyên mỗi sáng một chuyến. Xe đò Nam Vang - Châu Đốc - Cần Thơ xuôi ngược hai chiều cũng đều ghé lại bến này.
Khoảng sân trống giữa mặt sau nhà lồng chợ và bờ sông là khu chợ quận lộ thiên, gần bờ sông là hàng tôm cá các loại lớn nhỏ đen trắng: lớn thì cá lóc cá trê; vừa vừa thì cá linh, cá thiểu, cá sặc, cá rô; nhỏ thì cá cơm cá ròng ròng v.v... Nhắc đến cá ròng ròng khiến tôi lại nhớ ông quận Xuân có lần ra lịnh khiến dân Ô Môn nhớ lâu dài: một hôm lính mã tà (vì lưng họ đeo matraque, thời đó không kêu là cảnh sát) đi dọc chợ cá, gom hết mấy thùng cá ròng ròng, bắt đổ hết xuống sông. Mấy bà bán cá từ trong ruộng ra, bị mã tà bắt đổ cá kêu trời liền miệng; vì bán được cá mới có tiền mua gạo và những thức cần dùng khác mang về. Bây giờ cá bị đổ xuống sông thì mất hết vốn liếng lấy gì mua sắm. Nhưng sau đó lính mã tà lại dẫn mấy bà vào nhà việc làng Thới Thạnh bên kia đường lộ Cần Thơ Long Xuyên, chờ một chút thì có “thầy ký” nhà việc ra trả tiền đền bù sở hụi, khiến mấy bà mừng quá. Số là chợ quận nằm trước nhà việc của làng, nên làng Thới Thạnh thi hành lịnh của ông quận, xuất tiền để đền bù cho dân bán cá ròng ròng. Sở dĩ công nho làng dồi dào là do biện chà (người Ấn độ Bengali – gọi là chà và biện cà li) nạp thầu, rồi thâu tiền chỗ ngồi của bạn hàng rong buôn bán khắp chợ.
Dảy trong là rau đậu đủ loại: từ cải xà lách, hành hẹ, rau thơm rau húng của chú chệt rẩy,đến đủ loại khoai lang khoai mì, bí đao bí rợ, rau muống đồng, bông súng, củ co, trái ấu do bà con từ các làng lân cận mang tới. Có riêng một dảy hàng bánh trái và mấy gánh chè cháo. Thỉnh thoảng, giữa buổi chợ đông, có một nhóm Sơn Đông mãi võ và bán thuốc cao đơn huờn tán và rượu thuốc trị bá bịnh. Một bài quyền ngắn điểm mấy tiếng phèn la rồi rao hàng bán thuốc. Tiếp theo là một màn múa tạ hai bánh xe bằng đá xanh xoay tròn nhanh vùn vụt theo nhịp trống; rồi thì quảng cáo nhổ răng không đau không ăn tiền. Đôi khi còn có con khỉ làm trò khiến đám đông xem mê mẩn. Khoảng sân trống lộ thiên này cũng là nơi bà con thường tựu lại “coi hát Tiều”. Hằng năm, bang Triều Châu mời gánh hát Tiều khi thì thùng đen, khi thì thùng đỏ. Họ dựng rạp sàn cao có mái che xoay lưng ra bờ sông, hướng mặt vào nhà lồng chợ. Rạp dựng xong thì họ vầy đoàn có chiêng trống đờn kèn vào chùa Ông cúng bái, xong họ rước ông Bổn về, để trên bàn thờ cho ông coi hát. Tuồng tích thì thường là Võ Tòng sát tẩu, Phan Thế Ngọc đả lôi đài, La Thông tảo bắc v.v... Hát Tiều không bao giờ có ai giải thích bằng tiếng Việt, nhưng vì tuồng tích quen thuộc nên khán giả xem tuồng vẫn say mê theo dỏi.
Hai bên hông nhà lồng chợ là hai hai dảy phố song song. Từ nhà việc nhìn ra, dảy bên mặt, căn phố đầu treo bảng R.O. (Régie d’Opium) là tiệm hút á phiện công khai mà cũng chuyên bán lẻ thuốc phiện. Kế bên là tiệm tàu bán cà phê buổi sáng, hủ tiếu và cơm suốt buổi đến khoảng năm giờ chiều thì đóng cửa. Tại tiệm cà phê này xảy ra hai vụ Việt Minh bắn người hồi 1945. Vụ thứ nhứt, anh Năm Lộc rượt bắn anh ruột là anh Tư Phước làm thông dịch viên đồn binh Pháp đóng trong dinh quận. Vụ thứ hai là một anh kháng chiến đón bắn anh Bá cũng thông dịch viên. Anh Bá bị tật ở chưn đi cà nhắc, lưng hay đeo một lưỡi lê (bayonette) giống như một mủi chỉa, khác với những lưỡi lê thường thấy (giống cây gươm ngắn). Anh Bá cũng có đeo súng lục, nên khi bị tấn công, anh đã bắn trả. Nổ qua nổ lại, bà con chạy xôn xao. Nhưng rốt cuộc, giống như vụ hai anh Phước Lộc rượt nhau, anh Bá cũng không hề hấn gì.
Tiếp cận tiệm cà phê là tiệm tạp hóa của chú chín Xén. Chú có hai người con. Trai tên Nguyễn Trọng Thuật (tên giống như người xưa tác giả quyển Quả Dưa Đỏ); anh Thuật học cho đến 1945 thì vào khu theo kháng chiến. Anh lớn tuổi hơn tôi nhưng học cùng lớp nhứt với tôi. Gái tên Nguyễn Thu Nguyệt ở nhà với chú, có sạp vải riêng trong nhà lồng chợ năm 1957 khi tôi ghé lại chợ trong một lần công tác. Bên cạnh nữa là cửa hàng hai gian chuyên bán vải vóc của cô ba Các. Một mình cô quán xuyến giao thiệp buôn bán tảo tần lo nuôi bầy con. Chồng cô luôn vắng mặt. Sau này, thì biết chồng cô tên Châu Văn Liêm, theo cộng sản bị người Pháp giam tù dài hạn ở Côn Nôn hay Bà Rá?
Từ nhà việc nhìn ra, dảy bên trái cũng là một dảy phố có bàn bi da (billard), tiệm may âu phục v.v... Cuối dảy là tiệm buôn sĩ của chú Châu Chiêu Hiến, ba chị Châu Minh Nguyệt, bạn cùng lớp tôi suốt 6 năm tiểu học. Sau nầy chị Nguyệt có chồng người Tàu ở chợ Cần Thơ.
Bây giờ, tôi trở lại đi dọc bờ sông, theo con đường tráng nhựa từ cầu tầu trước dinh chủ quận. Bờ sông được xây gạch hay tráng xi-măng tùy khúc mà dân quận gọi là bực thạch. Mỗi sáng ghe xuồng từ các xóm làng ghé bến ken nhau tấp nập. Dân các làng xóm lân cận tựu về nhóm chợ mua bán. Họ mang đến đủ thứ (tôm cá, rau cải, trái cây các loại) như tất cả những chợ khác. Đặc biệt mùa gần Tết, thì có hằng chục chiếc ghe chở đầy dưa hấu cập bến, bán cho đến chiều 29, 30 tháng chạp ta. Khi nước ròng, thì bãi lài dọc bực thạch bày nhiều ngói gạch vụn còn lại từ ngày chợ bị cháy hồi đầu thập niên 1930. Vụ cháy chợ này đã thành đề tài một chuyện tiểu thuyết có nhơn vật nữ tên Chăn-Cà-Mum (cũng là tên cô bạn gái chơi nhà chòi với tôi hồi năm tôi 6 tuổi, khi má tôi mới dọn nhà về xóm ngả ba Thới An). Có một thời gian 1941-1942, bà con đào được nhiều đinh cũ đinh sét (rỉ) tại bãi này. Cứ nước ròng bày sình là có hàng chục người chia nhau mỗi người một khúc moi trong sình, bươi trong bãi vụn ngói gạch mà tìm đinh. Tôi có theo mấy anh, lượm đinh mấy ngày, chỉ được vài ký đủ cỡ, vừa đủ dùng khỏi mua thì thôi. Năm đó, khoảng 1940, vì tình hình chiến tranh, vật liệu bằng sắt thép khan hiếm, không nhập cảng được từ bên Tây hay bên Tàu vào nước ta, nên đinh sét vẫn được đem trui lại (nướng gần đỏ rồi nhúng vào nước lạnh), rồi dùng vào việc xây cất nhà cửa, rào dậu. Công cuộc mua bán này cũng chỉ kéo dài không quá một năm thì “xẹp” luôn, vì không ai tìm được thêm đinh sét trong bãi sình dọc theo phố chợ nữa.
Dảy phố dọc bờ sông gồm nhiều tiệm chạp phô (tạp hóa). Chen vào là tiệm thuốc bắc thầy ba Đáo (thầy đông y duy nhứt người Việt của chợ), với tiệm cầm đồ duy nhứt của ba má anh Đởm và Khái bạn học của tôi. Kế đến là tiệm rượu hai căn có môn bài R.A. (Régie d’Alcool) của thầy ba Nhơn. Cách đó mấy căn là tiệm tạp hóa của cậu La Hưng (chúng tôi gọi bằng cậu tám theo chị Lưu Hữu Tuyến và Lưu Hữu Lộc, bạn học của tôi). Rồi tới tiệm thuốc bắc của một ông thầy Tàu. Tôi thường theo ông ngoại tôi hay ba tôi đi bổ thuốc để được ông thầy Tàu lấy trong keo đưa cho một viên kẹo cam thảo thơm ngon. Qua khỏi khu sân trống sau nhà lồng chợ, ngay tại góc là tiệm buôn sỉ của chú Châu Chiêu Hiến. Kế đến là lò tương tàu; bên cạnh là lò tàu hủ kèm đủ thứ đậu khô. Ba căn chót là trường tư thục của ông tú tài Phan Lương Thiệu. Ông Thiệu còn hai người anh: Phan Lương Hiền, Phan Lương Báu. Hình như sau 1951, cả ba vị đều là giáo sư trường trung học Phan Thanh Giản.
Sau lưng trường tư của ông Thiệu là sân bóng rổ (basket) choáng hết khoảnh đất ra tới đường cái Cần Thơ-Long Xuyên. Thường có học sinh của trường Tàu trong quận đến tập dượt, có khi họ mời những đội banh ở trường khác đến để tranh tài với nhau.
Đi bộ dọc theo lộ cái, lên phía Bắc, chừng 300 thước thì đến sân vận động khá rộng rãi và có tổ chức khá qui mô theo thời đó. Sân đá banh (football, sau này gọi là túc cầu) chiếm trọn chính giữa, chiều dài nằm hướng Đông Tây. Chung quanh là lộ trải cát và tro lúa (lấy từ chành lúa bên kia sông) để tập chạy đua (piste). Ngay cửa ra vào sân vận động, là sân ciment cho lam cầu (basket =bóng rổ). Nằm dọc theo chiều dài phía Bắc của sân là khán đài chứa khoảng 300 người. Dọc theo chiều dài phía Nam của sân banh là các hầm cát để tập nhảy xa, nhảy cao; có khung treo giây luộc lớn và tường cao để tập leo. Cuối cùng là hồ tắm rộng đủ tiêu chuẩn cho các cuộc tranh tài bơi lội cấp liên tỉnh. Mấy anh lớn từ trung học Cần Thơ và Mỹ Tho (tôi còn nhớ một anh tên Tường) từng trổ tài lội mau lội đẹp cho tất cả học sinh trong quận xem mãn nhãn trong dịp đoàn S.E.T. ghé đóng trại hai hôm tại đây.
Sau lưng sân vận động là xóm nhà nằm rải rác dọc bờ phía Nam sông Ô Môn. Gần đầu cầu Rạch Phê có ngôi chùa Thôm Rôm do sư sải người Miên trông nom. Ngoài chùa Thôm Rôm, trong xa rạch Cái Tắc Ông Thục, cách chợ chừng một cây số, còn một chùa Miên của sóc ông Chăng do một ông lục chủ trì.
Bên kia sông, đối diện với chợ quận là một xóm nhà lá khá khang trang, trong đó có trại lá chằm của ba má Nguyễn Phước Cương (bạn học lơp ba của tôi). Ngang nhà lồng chợ, thì thấy cơ sở bề thế của chành lúa và vựa muối hột của một người Tàu. Ông này cũng là chủ nhân nhà máy xay gạo cho cả quận. Từ ống khói cao nghệu, khói đen tuôn cuồn cuộïn triền miên. Dọc bến, lúc nào cũng có vài chiếc ghe chài lớn và nhiều ghe xuồng nhỏ đậu chen. Ban ngày lúc nào cũng xôn xao người vác lúa từ bến lên chành, kẻ khiêng gạo từ chành xuống bến.
Nhìn chung, dân cư ngụ tại chợ quận Ô Môn thời đó phần đông là người Hoa, ngoại ô phía Bắc và Tây Nam là người Miên. Người Việt ở tản mác dọc phía Đông khu nhà lá bên kia sông, khu phía Nam cầu Ô Môn, và phía Tây Bắc ngỏ vào vùng Vàm Nhon, Thới Lai v.v... Cũng có hai gia đình do người Pháp chính tông đến lập nghiệp lấy vợ Việt: Gia đình bà Ba (chồng mất sớm) còn ba người con ở quanh khu cây ô môi: dì năm Na (Anna), dì sáu Bê (Bébé), cậu bảy Mê (Aimé). Dì năm Na có cô con gái tên Chăn Cà Mum (tên Việt là Giỏi). Gia đình Philippe, rể ông cai Bồng ở phía Nam chừng hơn một cây số. Năm 1943-1944, các cô con gái về học trường quận: Lucette, Solange (lớp tôi), Christiane, Philippe con (lớp em tôi).
Một chút sơ qua về mấy ông chủ quận: Nghe nói lại, ngày xưa, ông Hồ Biểu Chánh có ngồi quận này mấy năm. Lúc đó. tôi còn nhỏ quá không biết gì nhiều và cũng không còn nhớ được điều gì chính xác. Sau đó, có một thời, ông Hồ Văn Xuân trấn nhậm 1940-1943. Khoảng giữa năm 1943, ông Nguyễn Ngọc Thơ về ngồi quận, có mấy tháng rồi ông đổi đi. Ông quận Thơ có cô con gái học cùng lớp với tôi. Cùng lớp, nhưng không hề quen, vì con quan chủ quận không thân cận nhiều với bạn bè trang lứa. Nhưng tôi nhớ rõ là nhân trung của cô rất sâu, mà nghe người lớn nói về tướng số: người có nhân trung sâu là người thọ mạng. Suốt Đệ Nhứt Cộng Hòa, tôi không hề nghe báo chí hay dư luận nhắc đến cô con gái của Phó Tổng Thống. Ông quận Thơ đi, ông quận Trần Văn Đắc đáo nhậm tiếp nối cho đến cuối 1945 thì cách mạng kháng chiến. Khi Pháp trở lại thì “quan hai” Học trấn nhiệm một thời gian ngắn.
Vài dòng về ông chủ quận Hồ Văn Xuân. Ông là người chuộng võ thuật, mộ thể thao, thích tổ chức lễ lạc. Sân vận động được hoàn tất vào thịnh thời này. Một năm còn bình yên khoảng 1943, ông tổ chức lễ 14 Juillet trong quận. Thôi thì tưng bừng, đủ cả mọi thú vui lành mạnh. Nào tranh giải bóng tròn (football), giải lam cầu (basket), các môn thể thao (chạy đua, leo giây, bơi lội) có đoàn S.E.T. từ Collège de Can Tho lên dự, tranh các giải với đoàn thanh niên quận Ô Môn, tại sân vận động cách chợ chừng một cây số về phía Bắc. Nào các trò vui bình dân: như thi trèo cây thoa mỡ bò, thi đi cầu rung (cầu làm bằng thân cây cau gốc nằm trong bờ mà ngọn thì đong đưa giửa sông có cây cờ nhỏ xanh trắng đỏ phất phơ theo gió), thi đập nồi nước treo, thi cạp trôn chảo đầy lọ nghẹ, nhứt là hôm đó có mục đua ghe ngo. Lễ 14 Juillet có một ngày, năm đó dân Ô Môn được xem các mục linh tinh từ sáng tới chiều. Riêng tôi, tôi dự xem gần đủ hết các môn, nhưng còn ghi đậm trong trí nhớ của tôi là vụ đua ghe ngo và hoạt động của đoàn S.E.T.
Quận Ô Môn có nhiều xóm do người Miên cư ngụ tập trung quanh một ngôi chùa, thường được gọi là “sóc”. Gần chợ có hai sóc lớn và đông: sóc Thôm Rôm ở dọc Rạch Phê phía Bắc, và sóc ông Chăng nằm trên rạch Ô Môn về phía Tây. Còn nhiều sóc nữa ở xa hơn mà tôi không biết mà cũng không còn nhớ rõ. Mỗi sóc thường có một “lục cả” vừa trụ trì ngôi chùa vừa cai trị dân Miên trong sóc, lo lắng từ học hành cho đến đời sống. Các lục thường giỏi chữ Pháp nói thạo tiếng Pháp, giỏi y khoa thuốc men, giỏi cả bói toán (như Lục Laurent ở Trà Vinh chẳng hạn) v.v... Trường tôi có vài học sinh người Miên nhưng không ai để ý; mà chỉ nhớ đến khi mấy anh chị em này nghỉ Tết Miên. Vào những ngày lễ lớn như Tết Miên hay 14 Juillet, người Miên đi chợ đông đảo hơn ngày thường. Đàn ông thì áo bành tô và vận sà rông, đàn bà thì thường mặc áo “đòn dông” đen hay nhiều màu, phủ tròn quanh thân thể xuống tới mắc cá, hai bên có đường xẻ cao đến nửa ống quyển. Phần đông đi chưn đất (bình dân), một số ít đi dép (khá giả). Riêng các sải mặc áo cà sa vàng mang dép đi chợ. Nhà tôi ở cạnh lộ gần mang cá cầu phía Nam, nên tôi được thấy nhiều sải, đi chợ về xách theo lủng lẳng những chùm thịt heo sống (loại ba rọi). Tôi thắc mắc về việc thầy chùa xách thịt heo, hỏi người lớn thì được giải thích sơ lược về việc các sư Miên thuộc phái Tiểu Thừa, ăn vật thực khuyên giáo được, không bị câu thúc hay phân biệt chay mặn, rau đậu hay thịt cá.
Mỗi sóc thường có sẳn một chiếc ghe ngo để hằng năm, các lục và dân trong sóc làm lễ rước nước theo phong tục bên Cao-Miên - sau này đổi gọi là Kampuchia (Cambodia, hay Cambodge). Nhằm lễ 14 Juillet năm ấy, khi ông Quận mở cuộc đua có treo giải, thì có nhiều ghe từ các nơi về tham dự, trong đó có cả hai ghe của xóm Thôm Rôm và Sóc ông Chăng.
Cuộc đua khởi đầu từ cầu tàu có boong rạp che quan khách (sau này gọi là khán đài) trước dinh quận. Vì không được tới gần khán đài là mức khởi hành, tôi đứng từ ngã ba rạch trên voi đất trước nhà thương nhìn sang. Đoàn ghe đua lớn nhỏ sắp hàng ngang hướng về ngả ba Rạch Phê ở phía Bắc cách cầu tàu chừng 1000 thước. Ghe ngo nào cũng mới sơn phết màu sắc lộng lẫy trông rất vui mắt. Mỗi ghe lớn có 15 người, gồm 12 người bơi dầm chia ngồi hai bên, một người đứng đằng sau giữ lái; một người ngồi xổm dưới chưn người bẻ lái, cầm chiêng, để khi đua thì đánh cầm nhịp cho 12 tay bơi; một người ngồi trước mủi để hô hoán hướng dẫn chiếc ghe. Số người trên ghe nhỏ ít hơn, nhưng vẫn có người đánh chiêng và cầm lái. Hơn chục chiếc ghe sắp hàng náo nức chờ dấu hiệu khởi hành. Tiếng la hét của những người sắp xếp cuộc đua, tiếng cổ võ của những người đứng xem hai bên bờ sông, thật ồn ào hơn nhóm chợ. Pháo hiệu nổ, thì tiếng chiêng, tiếng hò của người hô hoán trước mủi, tiếng reo nhịp nhàng của những tay bơi dầm, cùng phát lên một loạt. Tiếng chiêng, tiếng hô, từ từ nhỏ dần vì các ghe đang tiến về phía Rạch Phê; rồi dần dần lớn lên trở lại, khi tất cả ghe đua đều vòng qua phao cờ làm chuẩn ở giửa sông, trở ra ngang cầu tàu dinh quận, đến đây thì sự so le giửa các ghe đã hiện rõ; các ghe nối đuôi nhau thẳng đến ngả ba kinh Ba Rít ở phía Đông cách cầu tàu cũng khoảng 1000 thước, rồi cũng lần lượt đảo vòng qua phao cờ ở giửa sông làm chuẩn, từ đây trở đi thì cuộc đua trở thành ráo riết giửa ba chiếc ghe dẫn đầu. Tiếng hò hét, tiếng chiêng, tiếng cổ võ từ hai bên sông càng cấp bách gay cấn hơn, cho đến khi ba chiếc trở về cầu tàu trước dinh quận là mức ăn thua, thì thắng bại rõ ràng, chỉ còn tiếng hoan hô trầm trồ tán thưởng kéo dài cho đến khi ông quận trao xong ba giải thưởng.
Cuộc đua ghe chỉ cốt làm cho dân chúng vui chơi trong ngày lễ. Tôi nhớ trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng, có bài nói tục lệ hằng năm bên Nam Vang, vua Khmer ngự xuống thuyền, làm lễ cắt giây giăng ngang sông, ngụ ý tháo nước cho chảy xuống miền xuôi, tức tuông vào chín nhánh cuồn cuộn của Cửu Long Giang. Sau tháng này, thì miệt Hậu Giang bắt đầu bị ngập nước, không năm nào tránh khỏi. Tục lệ tháo nước ở Lục Chân Lạp, rước nước ở Thủy Chân Lạp, sớm hơn mùa nước nổi chừng hai tháng. Cứ thấy có đua ghe ngo thì biết là sắp vào mùa nước ngập.
Trở lại các mục giải trí lành mạnh trong dịp lễ 14 Juillet năm này, đoàn S.E.T. từ Cần Thơ lên tham dự các cuộc thi tranh giải thể thao. Đoàn rất hùng hậu gần cả trăm anh chị học sinh của Collège de CanTho. Môn thể thao nào các anh cũng giựt giải: chạy đua đơn, đua tiếp sức có trao gậy; nhảy xa, nhảy cao, nhảy sào; bơi đủ kiểu: nhái, bướm, sải, úp, ngửa, tự do v.v... Mỗi môn, anh em đoàn S.E.T. dự tranh có một hay vài người, nhưng tất cả đều đứng chung quanh sân hay dọc theo lối đua, hò reo tưng bừng “cho nước” rất tận tình, gây hào hứng phấn khởi cho anh em trong cuộc. Nhưng đặc biệt tôi nhớ là cuộc đốt lửa trại trong sân vận động đêm đó. Trong khi vài anh gom củi xếp thành đống theo hình tháp nhọn mủi làm lửa trại trước khán đài, tất cả các đoàn thể thao từ các làng lân cận về dự, học sinh trường quận, đoàn S.E.T. đều được hướng dẫn xếp hàng cách bếp lộ thiên chừng 10 thước hướng về khán đài. Khoảng 8 giờ tối, thì bắt đầu châm mồi lửa. Trên khán đài có mấy chiếc đèn măng sông (manchon) soi sáng cho quan khách, nhưng khoảng sân vặn động trước khán đài chỉ có ngọn lửa hồng bừng bừng cháy tỏa sáng . Quanh ánh lửa trại, lần lượt các anh chị em trong đoàn S.E.T. trình bày những màn kịch ngắn, những bài đồng ca, các bản nhạc phần nhiều là sáng tác của các anh Lưu Hữu Phước, Tô Phương Hiếu v.v... Lâu quá rồi, tôi không còn nhớ rõ thứ tự các tiết mục. Nhưng vì là lần đầu tiên tôi được xem kịch nghe nhạc nên ấn tưọng rất sâu xa và lưu cửu cho đến ngày nay.
Tôi còn nhớ hình ảnh rất linh hoạt nhanh nhẹn, của Tô Phương Nghĩa (bạn học cùng lớp). Năm ấy, anh đang học lớp nhì hai năm (Moyen 2èm Année). Vì được hai anh Lưu Hữu Phước và Tô Phương Hiếu giới thiệu, anh nhập vào ban nhạc của đoàn S.E.T từ trường trung học Cần Thơ lên sinh hoạt giao hữu với các đoàn thanh niên thể thao của quận. Một mình anh đã điều khiển dàn trống chiêng năm sáu chiếc lớn nhỏ, để cầm nhịp cho ban nhạc gần chục anh chị đàn vĩ cầm (violon),mandoline, banjoline, tây ban cầm (guitare espagnol) v.v... trong khi anh chị em khác hát những bài Giòng Sông Hát, Bạch Đằng Giang, Hội Nghị Diên Hồng. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn mường tượng thấy chị Lưu Hữu Tuyến hát (không có micro) trọn bài “Kinh Cầu Nguyện” mà tôi còn nhớ mấy câu:
Người nay đâu tá, có biết hổ cùng đèn lửa
Người nay đâu tá, có biết nước non đâu nữa?
Người nay đang ngủ say sưa bên đường lợi danh!
Người nay đang ngủ say sưa trụy lạc quên mình!
Người xưa đâu tá, hãy nổi gió, mưa, lửa, sóng
Người xưa đâu tá, hãy giúp cho dân Lạc Hồng...
Và những lời hát trên đây còn đeo đẳng trong trí tôi lâu dài cả cuộc đời!
Rồi sau đó chị còn hát bài Hồn Tử Sĩ. Tối đó, nhóm tôi ngồi gần anh tư Lưu Hữu Phước khi chị Tuyến hát bài này. Tôi lẹ miệng nói nhỏ “Bài này bị cấm mà” (Tôi biết vì cậu tám tôi cho biết) thì anh tư Phước bấm vai tôi rầy nhẹ: “Em đừng nói”, mà không trách mắng gì thêm. Sau đó, cậu tám tôi cho biết tại sao tôi không nên nói như vậy.
Đến màn kịch lịch sử, khởi đầu với bản nhạc “Chi Lăng”, diễn lại lớp Lê Sát chém Liễu Thăng thật vô cùng lôi cuốn đối với trí tưởng tượng của một đứa học trò lớp nhì năm đó. Nhân vật chỉ có ba: Lê Sát, Liễu Thăng và Thôi Tụ, nhưng vô cùng linh động và hấp dẫn, nhứt là khi anh Vị (?) thủ vai Lê Sát (áo hồng tay bó, quần đen vấn ống, giày đen, chít khăn võ sinh) đẹp lộng lẫy, hùng dũng vác đao xông ra chém Liễu Thăng đang loay hoay trong vũng lầy tưởng tượng, khiến cả sân vận động đông hàng ngàn, mà im lặng cho mọi người theo dỏi từng cử chỉ, nghe không sót một lời!
Từ đêm đó, tôi quyết tâm đi học Cần Thơ, thi vào Collège, để được theo đoàn S.E.T. dù chưa biết khó dễ như thế nào! Và tôi cũng bắt đầu học thuộc lòng lời hát các bài Kinh Cầu Nguyện, Chi Lăng, Hội Nghị Diên Hồng v.v... Riêng bài Bạch Đằng Giang, thì mấy anh ở lớp nhứt đã dạy chúng tôi hát nhóm, từ năm chúng tôi còn học lớp tư 1939-1940.
Sau này, quận Ô Môn được đổi tên thành quận Phong Phú. Dinh quận cũng dời đến chỗ khác. Một lần công tác, khoảng đầu năm 1962, tôi ghé tiếp xúc yểm trợ, gặp quận trưởng là đại úy Tú tại dinh quận, bấy giờ tọa lạc tại đầu cầu Ô Môn, ngay trên bờ lộ, trên nền cũ của nhà bảo sanh năm xưa. Hơn một năm sau, khoảng giữa năm 1963, thì dinh quận lại dời vào địa điểm mới xây cất quy mô hơn, đồ sộ hơn, trong khu ruộng cách chợ chừng 500 thước, ở phía Tây lộ cái Cần Thơ - Long Xuyên, gần ngả ba cũ củ con lộ đi vào Vòm Nhon Thới Lai.
Từ năm 1963 đến 1975, tôi ít có dịp ghé lại chợ quận ngày xưa; vì tôi được thuyên chuyển ra Vùng II Chiến Thuật. Công tác của tôi từ 1963 đến 1970 chỉ trải qua từ miệt ngoài Quảng Ngãi về đến Phan Rang. Từ 1970 đến 1975 tôi lại chỉ quanh quẩn miền Đông Nam Việt từ Bình Tuy xuống Tân An! Sau 1975, tôi lập nguyện không đi dưới bóng cờ màu máu sao vàng. Lại thêm gần 30 năm qua không về thăm chợ quận!!!
L o n g T u y ề n
ngày 18 tháng 08 năm 2004
