
T Ử .S Ĩ .k h ô n g .l ư u .v o n g .
__________________________________________________________________________Lời mở đầu: Sáng thứ bảy 27 tháng 06, 1987, chiến hữu Nguyễn Sơn Tòng đã tổ chức trọng thể lễ đặt vòng hoa tuởng niệm tại Ðài Chiến Sĩ Trận Vong Việt Nam Cộng Hòa và Ðồng Minh tọa lạc góc đường Basin và Iberville, New Orleans. Sau đó, là cuộc họp báo và dạ tiệc vào buổi tối. Sáng hôm sau, chủ nhựt 28 tháng 06 năm 1987, chiến hữu Tòng tở chức cuộc diễn hành quy mô kỷ niệm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại trên đường Canal tại New Orleans, Louisiana.
Thuở ấy, những oằn oại này đã hành hạ, gây rất nhiều xót đau cho riêng hắn, nhưng không biết chia xẻ với ai? Mười chín năm qua rồi, vấn đề vẫn ám ảnh tâm tư hắn không rứt được. Vậy xin chia sẻ với những chiến hữu hiện vẫn cưu mang u uất của những người lính thua trận, đang còn đếm bước lưu vong, vào những ngày Quân Lực 19 tháng 06... ở hải ngoại.
Dưới ánh nắng rạng rỡ của buổi sáng mùa hè, trong một góc công viên của thành phố New-Orleans, hắn đứng với anh em trong toán thủ kỳ. Dưới rặng cờ bay, hắn thấy lưa thưa chen lẫn, vài lá cờ “băng sao” của Hoa Kỳ, còn lại toàn là những lá quốc kỳ nền vàng ba nét đỏ lộng lẫy tung bay trong gió.
Hắn mĩm cười một mình khi nghĩ đến việc hắn dùng chữ nét mà không dùng chữ sọc? Chỉ vì hắn không thích hai cái sọc dưa nổi lên hai bên thân con cá thia thia vừa thua độ; và hình ảnh xa xưa, khi hắn thấy mấy bầy cá chốt sọc tranh nhau bám mồi ... nổi lêu bêu trên mặt nước.
Thế nên, đối với hắn, chữ “sọc” gây ấn tượng xấu, hắn bỏ chữ này mà dùng chữ nét (vì hắn chưa tìm được chữ nào hay hơn). Chữ nét có âm thanh gợi cảm và hàm xúc như nét oai hùng, nét hiên ngang, nét quật cường, khi hắn nhắc đến lá quốc kỳ.
Từ trên loa, tiếng của xướng ngôn viên vang lên:
- Thưa toàn thể quý vị, chương trình buỗi lễ tưởng niệm bắt đầu.
Tiếp theo, là lịnh của vị chỉ huy tổng quát:
- Tất cả theo lịnh tôi.
- Nghiêm!
Hắn tự động trở lại thế nghiêm của một quân nhân trong toán thủ kỳ. Rồi chương trình tiếp tục, hắn say sưa hát Quốc Ca VNCH theo anh em chung quanh:
Này công dân ơi! Ðứng lên đáp lời sông núi
Ðồng lòng cùng đi, hi sinh tiếc gì thân sống
...
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng...
Bài quốc ca vừa ngưng, thì những khẩu lệnh khác tiếp tục... cho đến:
-Phút mặc niệm bắt đầu.
Trong thế nghiêm đứng sẵn, hắn lặng lẽ cúi đầu. Từ chiếc kèn đồng trong ban quân nhạc, những cung bậc đầu của bài Chiêu Hồn Tử Sĩ thê thiết vang lên.
Chợt hắn nghe toàn thân nổi gai, rồi thoát cái thành nhẹ nhàng. Hắn cảm như không còn đứng chỗ hắn đang đứng chung với toán thủ kỳ, mà hắn đã lạc vào một khung cảnh khác: một chỗ nào đó trong không gian không gần lắm, không xa lắm. Ðủ nhìn thấy rõ ràng đám đông nghiêm chỉnh đứng lặng yên nghe bản nhạc chiêu hồn, trong đó có một hình hài giống hắn đang cúi đầu dưới bóng cờ bay.
Quanh hắn có nhiều người, mờ mờ nhân ảnh, không thể nhận rõ được là ai. Mường tượng tất cả đều là lính. Ðủ sắc phục, từ áo hoa dù cho đến da báo, từ màu xanh thẩm lá rừng đến đồng phục đen của nghĩa quân hồi 12 năm trước. Tất cả đều đứng yên lặng lẽ. Gần bên hắn là một quân nhân còn trẻ có vẻ mệt mỏi, vai hơi “khòm”, ngồi trên một tảng đá, gác súng ngang hai gối? Ðứng cạnh đấy là một cụ già tóc bạc, da dẻ hồng hào, ước chừng non trăm tuổi, như già hơn 4000 năm, nhưng rất quắc thước, dù dáng dấp khoan thai, trông thật hiên ngang hùng dũng. Trong khi chung quanh đều mờ mờ nhân ảnh, thì khuôn mặt cụ như tỏa hào quang từ đôi mắt sáng rực uy nghi. Bộ râu bạc trắng có hình thái đặc biệt khiến hắn nghĩ đên bộ râu rồng. Liếc nhìn ông cụ, hắn thấy ngợp ở tim, máu rần trong mạch. Hắn thấy có một ràng buộc nào đó, một liên hệ thân thiết nào đó, giữa ông cụ và khối đông mờ mờ nhân ảnh kia.
Kèn chiêu hồn vẫn âm trầm thê thiết.
Thời gian chợt dừng lại.
Cụ già râu rồng đứng cạnh vẫn uy nghi đứng lặng yên. Quân nhân ngồi bên hắn chợt thở dài! Bâng khuâng, hắn quay nhìn anh lính trẻ trông quen quen như đã gặp nhiều lần đâu đó, và chờ đợi lắng nghe. Trong thế bất động, anh ta chậm rãi: “Nghiệp duyên thật là nặng! Chỉ một tiếng kèn đồng trổi lên, là xa hằng vạn dặm cũng phải nương theo âm hưởng đến đây! Buồn thay! Những người đang sống đứng kia, liệu có trước sau như một, hiểu rõ để hoàn tất việc mình làm!”
Hắn băn khoăn: “Tại sao vậy?”
Vẫn chậm rãi: “Vì bao năm nay, vào mùa này, là quân nhân Việt Nam hải ngoại luôn nhớ lo vinh danh chiến sĩ QLVNCH. Ðây là một hành động cần thiết, nên làm; việc vinh danh xem như bổn phận tối thiểu của người còn đối với người đã khuất. Như thế là tạm đủ cho người sống yên lòng. Bởi ai cũng biết rằng “danh nghĩa tử sĩ QLVNCH” được mạ vàng bao nhiêu năm nay, xưng tụng rất nhiều mà chẳng mấy ai theo gương! Tôn vinh tử sĩ anh hùng là việc rất dễ, nên nhiều người thích làm. Theo gương tử sĩ là chuyện quá khó, nên ít người dám làm! Trong lớp người mà hào khí bốc ngang mây kia, mấy ai đã dám tận trung cùng đất nước?”
Hắn cay cú: “Ðâu phải liều chết, thành tử sĩ, mới thật tâm yêu Quân Ðội, yêu quê hương Việt Nam? Vì chết hết, thì còn ai để gánh chịu lao nhục vì thua trận mất nước? Hơn nữa, còn bao nhiêu việc người sống phải làm, tạm thời ở đây, trong ước vọng có ngày hiên ngang ngẩng mặt trở về đặt chân lại trên thềm đất mẹ?”
Vẫn nhẹ nhàng: “Phải! Còn rất nhiều việc đáng làm ở hải ngoại! Như bảo vệ quốc thiều và quốc ca tồn tại trong lòng dân Việt lưu vong. Như lo vận động cho lá quốc kỳ nền vàng ba nét đỏ tung bay trên các thành phố hải ngoại trong khi chờ đợi ngày mang về cho quê hương. Như có mặt diễn hành chung với cựu quân nhân Hoa kỳ để nhắn với chế độ Hà Nội rằng: Chúng ta vẫn còn đây. Và cuộc chiến còn tiếp tục! Hẳn chưa hết đâu, rồi nay mai, sẽ còn toan dựng tượng tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa khi thuận tiện!”.
Hắn bực dọc: “Như vậy chưa đủ sao? Trong khắp cõi tạm dung đầy ràng buộc, với phương tiện hạn chế của những chiến binh còn tâm huyết đang tứ tán khắp phương trời, chỉ ước mong làm được bấy nhiêu!”
Vẫn ung dung: “Ðúng là chưa đủ. Vì hằng năm, mỗi khi thuận tiện, nhứt là vào dịp như thế này, đem quốc kỳ nền vàng ba nét đỏ, biểu dương trong thành phố, dù trên mặt đất, có khi còn được kéo bay khoe sắc trên trời; rực rỡ đó, nhưng chưa đem lại chút hi vọng gì cho dân Việt Nam ở quốc nội? Vì họp nhau đi diễn hành ở đây,oai phong đó, nhưng chưa lay chuyển được gì chế độ bạo tàn đang áp bức nhân dân Việt Nam luôn cả hai miền Nam Bắc. Nghĩa là tuy có làm nhiều, nhưng vẫn chưa đủ! Vinh danh tử sĩ Việt Nam ở đây thì... Hỡi ôi! “những kẻ đã trốn chạy” có bổn phận phải tôn vinh những anh hùng tử sĩ đã hi sinh cho chánh nghĩa quốc gia, để tự nhắc nhở tránh nhiệm của chính mình!
- Tại sao vậy?
- Còn hỏi tại sao nữa ư? Vì người Việt Nam mất nước lưu vong, nhưng chánh nghĩa quốc gia Việt Nam không lưu vong, quốc kỳ và quốc ca VNCH không lưu vong mà vẫn nương theo hồn thiêng sông núi ở quê nhà! Bị cấp lãnh đạo phản bội ở thượng tầng, một thành phần của quân lực VNVH thua trận đành lưu vong, nhưng anh hùng tử sĩ Việt Nam không lưu vong, mà đang ở lại chịu đòn thù của giặc: mồ mã ở các nghĩa trang bị san bằng hay đào xới ở Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, đặc biệt tượng Tiếc Thương bị kéo đổ. Tuy nhiên, chế độ Hà Nội dù bạo tàn bao nhiêu cũng chỉ phá được mồ, đập được tượng, cốt hành hạ tinh thần người sống gồm thân nhân và cô nhi quả phụ của chiến binh; chúng hoàn toàn không có khả năng phát vãng lưu đày anh hồn tử sĩ của QLVNCH.
Dựng tượng đài ở hải ngoại để tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam đã hi sinh để bảo vệ Miền Nam Việt Nam từ 1945 đến 1975? Ý niệm này rất đúng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Một là nhắc nhở chế độ Hà Nội rằng anh linh tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa bất diệt, dù xương cốt không yên, mồ mả đã bị chúng đào xới; hai là quân nhân QLVNCH ở hải ngoại còn tiếp tục cuộc chiến dưới hình thức khác.” Vì nhu cầu “tinh thần” của người đang sống ở hải ngoại, thì dựng tượng đài tưởng niệm tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng đừng hàm ý đương nhiên lôi kéo “tử sĩ lưu vong theo tượng đài”.Xin quí vị để anh hùng tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa “được yên nghỉ” trong lòng đất Mẹ. Hằng năm làm lễ tưởng niệm tử sĩ vài lần là tạm đủ.
Dù hùng tráng bao nhiêu, huy hoàng bao nhiêu, đài tưởng niệm tử sĩ Việt Nam xây ở hải ngoại, không phải là điểm tựa nương lý tưởng và vĩnh cữu cho những hương hồn các anh hùng đã chết trên chiến trường Việt Nam, vùi thây trong lòng đất mẹ Việt Nam. Nếu xương máu tử sĩ Việt Nam hi sinh để tô bồi bờ cõi; thì anh linh tử sĩ cũng nương nhập và tăng trợ Hồn Thiêng Sông Núi Việt Nam, ngay trên lãnh thổ Việt Nam! Vả lại, từ khi trốn chạy, các anh đã bỏ lại rất nhiều tử sĩ ở các nghĩa trang trong nước, đặc biệt gần hai vạn ngôi mồ (16 ngàn?) quanh Nghĩa Dũng Ðài ở Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hoà bao nhiêu năm qua. Bây giờ, có nhu cầu tinh thần, thì các anh phấn khởi muốn xây tượng đài tử sĩ lên, ở ngoài này. Nhưng liệu rồi đây, sẽ có ai tới lui chăm sóÙc khi nhu cầu mời gọi đồng bào đóng góp qua rồi? Còn có ai tới lui bảo vệ cho khỏi cảnh hoang tàn vì bị lãng quên? hay bị kẻ thù mượn tay người ngoài phá phách?
Tâất nhiên, rất nên dựng những kỳ đài ở hải ngoại tượng trưng hồn Việt bất diệt. Cũng nên dựng những tượng đài, làm chứng tích gượng gạo cho nghĩa đồng minh và hợp thức hóa muộn màng tình chiến hữu Việt Mỹ từng đứng chung chiến tuyến đối đầu với Hà Nội suốt cuộc chiến dài. Ðồng thời, cũng tượng trưng muộn màng cho niềm kết giao giữa công dân Mỹ Việt đang sống trên đất nước này, khi người Việt lưu vong được chính thức nhìn nhận, thành công và tích cực đóng góp sau thời gian hội nhập vào xứ sở chấp dung.
Nhưng cũng mong những người có lòng ở hải ngoại, khi nhắùc đến tử sĩ Việt Nam, cũng nên thiết thực nghĩ đến những nấm mồ của họ đang nằm trong các nghĩa trang quân đội ở quê nhà. Ðồng thời cũng nên nhắc và nghĩ đến những nấm mồ vô danh rải rác khắp 4 vùng chiến thuật. Hiện nay, khi “nhắc đến danh nghĩa” của họ. Xin đừng quên họ. Chừng nào quê Việt thoát ách cai trị của giặc cờ đỏ, dân Việt được no ấm tự do, [i]bấy giờ quí vị hãy lo dựng những tượng đài trên đất nước Việt Nam, bằng công lao của người dân Viêt Nam, để tưởng niệm anh hồn tử sĩ QLVNCH, từng hi sinh cho Tổ quốc Việt Nam![/b]
Bấy giờ, cụ già râu rồng mới lên tiếng: “Hãy nhớ nhập tâm rằng Hồn Thiêng Sông Núi là chỗ tựa nương vĩnh cữu của anh linh tử sĩ sống vì Dân, chết vì Nước. Hãy nhớ nhập tâm rằng Giòng Dỏi Tiên Long Muôn Ðời Dung Thân Trên Ðất Việt”. Cụ quay lại anh lính trẻ đang ngồi gác súng trên đôi gối: “Giờ đây, ta về Phong Châu. Còn ngươi! Ngươi hãy trở lại với gần hai vạn anh hùng tử sĩ còn nằm quanh Nghĩa Dũng Ðài ở Biên Hòa.”
Thảng thốt, không gian mờ nhạt và mọi sự chung quanh tan biến.
Thời gian lại xuôi giòng.
- Nghiêm!
Quân nhạc trổi lên.
Hắn thấy hắn đang đứng chung với toán thủ kỳ, không võ trang, nghiêm chỉnh trong hàng, dưới nắng vàng, giữa công viên rợp bóng cờ vàng ba nét đỏ của Việt Nam Cộng Hoà, trong thành phố New Orleans, Louisiana, trưa thứ bảy 27 tháng 06 năm 1987. Hắn biết hắn vừa qua một cơn mơ trong thế ngủ đứng. Thốt nhiên, hình ảnh chung quanh hắn thành nhòe nhoẹt, vì nước mắt hắn tràn đầy!!!
L o n g T u y ề n
Ghi vội giữa đêm thứ bảy 27 tháng 06 năm 1987
Chép lại xong ngày 30 tháng 05 năm 2003
Houston ngày 21 tháng 05 năm 2006
Thuở ấy, những oằn oại này đã hành hạ, gây rất nhiều xót đau cho riêng hắn, nhưng không biết chia xẻ với ai? Mười chín năm qua rồi, vấn đề vẫn ám ảnh tâm tư hắn không rứt được. Vậy xin chia sẻ với những chiến hữu hiện vẫn cưu mang u uất của những người lính thua trận, đang còn đếm bước lưu vong, vào những ngày Quân Lực 19 tháng 06... ở hải ngoại.
Dưới ánh nắng rạng rỡ của buổi sáng mùa hè, trong một góc công viên của thành phố New-Orleans, hắn đứng với anh em trong toán thủ kỳ. Dưới rặng cờ bay, hắn thấy lưa thưa chen lẫn, vài lá cờ “băng sao” của Hoa Kỳ, còn lại toàn là những lá quốc kỳ nền vàng ba nét đỏ lộng lẫy tung bay trong gió.
Hắn mĩm cười một mình khi nghĩ đến việc hắn dùng chữ nét mà không dùng chữ sọc? Chỉ vì hắn không thích hai cái sọc dưa nổi lên hai bên thân con cá thia thia vừa thua độ; và hình ảnh xa xưa, khi hắn thấy mấy bầy cá chốt sọc tranh nhau bám mồi ... nổi lêu bêu trên mặt nước.
Thế nên, đối với hắn, chữ “sọc” gây ấn tượng xấu, hắn bỏ chữ này mà dùng chữ nét (vì hắn chưa tìm được chữ nào hay hơn). Chữ nét có âm thanh gợi cảm và hàm xúc như nét oai hùng, nét hiên ngang, nét quật cường, khi hắn nhắc đến lá quốc kỳ.
Từ trên loa, tiếng của xướng ngôn viên vang lên:
- Thưa toàn thể quý vị, chương trình buỗi lễ tưởng niệm bắt đầu.
Tiếp theo, là lịnh của vị chỉ huy tổng quát:
- Tất cả theo lịnh tôi.
- Nghiêm!
Hắn tự động trở lại thế nghiêm của một quân nhân trong toán thủ kỳ. Rồi chương trình tiếp tục, hắn say sưa hát Quốc Ca VNCH theo anh em chung quanh:
Này công dân ơi! Ðứng lên đáp lời sông núi
Ðồng lòng cùng đi, hi sinh tiếc gì thân sống
...
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng...
Bài quốc ca vừa ngưng, thì những khẩu lệnh khác tiếp tục... cho đến:
-Phút mặc niệm bắt đầu.
Trong thế nghiêm đứng sẵn, hắn lặng lẽ cúi đầu. Từ chiếc kèn đồng trong ban quân nhạc, những cung bậc đầu của bài Chiêu Hồn Tử Sĩ thê thiết vang lên.
Chợt hắn nghe toàn thân nổi gai, rồi thoát cái thành nhẹ nhàng. Hắn cảm như không còn đứng chỗ hắn đang đứng chung với toán thủ kỳ, mà hắn đã lạc vào một khung cảnh khác: một chỗ nào đó trong không gian không gần lắm, không xa lắm. Ðủ nhìn thấy rõ ràng đám đông nghiêm chỉnh đứng lặng yên nghe bản nhạc chiêu hồn, trong đó có một hình hài giống hắn đang cúi đầu dưới bóng cờ bay.
Quanh hắn có nhiều người, mờ mờ nhân ảnh, không thể nhận rõ được là ai. Mường tượng tất cả đều là lính. Ðủ sắc phục, từ áo hoa dù cho đến da báo, từ màu xanh thẩm lá rừng đến đồng phục đen của nghĩa quân hồi 12 năm trước. Tất cả đều đứng yên lặng lẽ. Gần bên hắn là một quân nhân còn trẻ có vẻ mệt mỏi, vai hơi “khòm”, ngồi trên một tảng đá, gác súng ngang hai gối? Ðứng cạnh đấy là một cụ già tóc bạc, da dẻ hồng hào, ước chừng non trăm tuổi, như già hơn 4000 năm, nhưng rất quắc thước, dù dáng dấp khoan thai, trông thật hiên ngang hùng dũng. Trong khi chung quanh đều mờ mờ nhân ảnh, thì khuôn mặt cụ như tỏa hào quang từ đôi mắt sáng rực uy nghi. Bộ râu bạc trắng có hình thái đặc biệt khiến hắn nghĩ đên bộ râu rồng. Liếc nhìn ông cụ, hắn thấy ngợp ở tim, máu rần trong mạch. Hắn thấy có một ràng buộc nào đó, một liên hệ thân thiết nào đó, giữa ông cụ và khối đông mờ mờ nhân ảnh kia.
Kèn chiêu hồn vẫn âm trầm thê thiết.
Thời gian chợt dừng lại.
Cụ già râu rồng đứng cạnh vẫn uy nghi đứng lặng yên. Quân nhân ngồi bên hắn chợt thở dài! Bâng khuâng, hắn quay nhìn anh lính trẻ trông quen quen như đã gặp nhiều lần đâu đó, và chờ đợi lắng nghe. Trong thế bất động, anh ta chậm rãi: “Nghiệp duyên thật là nặng! Chỉ một tiếng kèn đồng trổi lên, là xa hằng vạn dặm cũng phải nương theo âm hưởng đến đây! Buồn thay! Những người đang sống đứng kia, liệu có trước sau như một, hiểu rõ để hoàn tất việc mình làm!”
Hắn băn khoăn: “Tại sao vậy?”
Vẫn chậm rãi: “Vì bao năm nay, vào mùa này, là quân nhân Việt Nam hải ngoại luôn nhớ lo vinh danh chiến sĩ QLVNCH. Ðây là một hành động cần thiết, nên làm; việc vinh danh xem như bổn phận tối thiểu của người còn đối với người đã khuất. Như thế là tạm đủ cho người sống yên lòng. Bởi ai cũng biết rằng “danh nghĩa tử sĩ QLVNCH” được mạ vàng bao nhiêu năm nay, xưng tụng rất nhiều mà chẳng mấy ai theo gương! Tôn vinh tử sĩ anh hùng là việc rất dễ, nên nhiều người thích làm. Theo gương tử sĩ là chuyện quá khó, nên ít người dám làm! Trong lớp người mà hào khí bốc ngang mây kia, mấy ai đã dám tận trung cùng đất nước?”
Hắn cay cú: “Ðâu phải liều chết, thành tử sĩ, mới thật tâm yêu Quân Ðội, yêu quê hương Việt Nam? Vì chết hết, thì còn ai để gánh chịu lao nhục vì thua trận mất nước? Hơn nữa, còn bao nhiêu việc người sống phải làm, tạm thời ở đây, trong ước vọng có ngày hiên ngang ngẩng mặt trở về đặt chân lại trên thềm đất mẹ?”
Vẫn nhẹ nhàng: “Phải! Còn rất nhiều việc đáng làm ở hải ngoại! Như bảo vệ quốc thiều và quốc ca tồn tại trong lòng dân Việt lưu vong. Như lo vận động cho lá quốc kỳ nền vàng ba nét đỏ tung bay trên các thành phố hải ngoại trong khi chờ đợi ngày mang về cho quê hương. Như có mặt diễn hành chung với cựu quân nhân Hoa kỳ để nhắn với chế độ Hà Nội rằng: Chúng ta vẫn còn đây. Và cuộc chiến còn tiếp tục! Hẳn chưa hết đâu, rồi nay mai, sẽ còn toan dựng tượng tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa khi thuận tiện!”.
Hắn bực dọc: “Như vậy chưa đủ sao? Trong khắp cõi tạm dung đầy ràng buộc, với phương tiện hạn chế của những chiến binh còn tâm huyết đang tứ tán khắp phương trời, chỉ ước mong làm được bấy nhiêu!”
Vẫn ung dung: “Ðúng là chưa đủ. Vì hằng năm, mỗi khi thuận tiện, nhứt là vào dịp như thế này, đem quốc kỳ nền vàng ba nét đỏ, biểu dương trong thành phố, dù trên mặt đất, có khi còn được kéo bay khoe sắc trên trời; rực rỡ đó, nhưng chưa đem lại chút hi vọng gì cho dân Việt Nam ở quốc nội? Vì họp nhau đi diễn hành ở đây,oai phong đó, nhưng chưa lay chuyển được gì chế độ bạo tàn đang áp bức nhân dân Việt Nam luôn cả hai miền Nam Bắc. Nghĩa là tuy có làm nhiều, nhưng vẫn chưa đủ! Vinh danh tử sĩ Việt Nam ở đây thì... Hỡi ôi! “những kẻ đã trốn chạy” có bổn phận phải tôn vinh những anh hùng tử sĩ đã hi sinh cho chánh nghĩa quốc gia, để tự nhắc nhở tránh nhiệm của chính mình!
- Tại sao vậy?
- Còn hỏi tại sao nữa ư? Vì người Việt Nam mất nước lưu vong, nhưng chánh nghĩa quốc gia Việt Nam không lưu vong, quốc kỳ và quốc ca VNCH không lưu vong mà vẫn nương theo hồn thiêng sông núi ở quê nhà! Bị cấp lãnh đạo phản bội ở thượng tầng, một thành phần của quân lực VNVH thua trận đành lưu vong, nhưng anh hùng tử sĩ Việt Nam không lưu vong, mà đang ở lại chịu đòn thù của giặc: mồ mã ở các nghĩa trang bị san bằng hay đào xới ở Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, đặc biệt tượng Tiếc Thương bị kéo đổ. Tuy nhiên, chế độ Hà Nội dù bạo tàn bao nhiêu cũng chỉ phá được mồ, đập được tượng, cốt hành hạ tinh thần người sống gồm thân nhân và cô nhi quả phụ của chiến binh; chúng hoàn toàn không có khả năng phát vãng lưu đày anh hồn tử sĩ của QLVNCH.
Dựng tượng đài ở hải ngoại để tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam đã hi sinh để bảo vệ Miền Nam Việt Nam từ 1945 đến 1975? Ý niệm này rất đúng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Một là nhắc nhở chế độ Hà Nội rằng anh linh tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa bất diệt, dù xương cốt không yên, mồ mả đã bị chúng đào xới; hai là quân nhân QLVNCH ở hải ngoại còn tiếp tục cuộc chiến dưới hình thức khác.” Vì nhu cầu “tinh thần” của người đang sống ở hải ngoại, thì dựng tượng đài tưởng niệm tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng đừng hàm ý đương nhiên lôi kéo “tử sĩ lưu vong theo tượng đài”.Xin quí vị để anh hùng tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa “được yên nghỉ” trong lòng đất Mẹ. Hằng năm làm lễ tưởng niệm tử sĩ vài lần là tạm đủ.
Dù hùng tráng bao nhiêu, huy hoàng bao nhiêu, đài tưởng niệm tử sĩ Việt Nam xây ở hải ngoại, không phải là điểm tựa nương lý tưởng và vĩnh cữu cho những hương hồn các anh hùng đã chết trên chiến trường Việt Nam, vùi thây trong lòng đất mẹ Việt Nam. Nếu xương máu tử sĩ Việt Nam hi sinh để tô bồi bờ cõi; thì anh linh tử sĩ cũng nương nhập và tăng trợ Hồn Thiêng Sông Núi Việt Nam, ngay trên lãnh thổ Việt Nam! Vả lại, từ khi trốn chạy, các anh đã bỏ lại rất nhiều tử sĩ ở các nghĩa trang trong nước, đặc biệt gần hai vạn ngôi mồ (16 ngàn?) quanh Nghĩa Dũng Ðài ở Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hoà bao nhiêu năm qua. Bây giờ, có nhu cầu tinh thần, thì các anh phấn khởi muốn xây tượng đài tử sĩ lên, ở ngoài này. Nhưng liệu rồi đây, sẽ có ai tới lui chăm sóÙc khi nhu cầu mời gọi đồng bào đóng góp qua rồi? Còn có ai tới lui bảo vệ cho khỏi cảnh hoang tàn vì bị lãng quên? hay bị kẻ thù mượn tay người ngoài phá phách?
Tâất nhiên, rất nên dựng những kỳ đài ở hải ngoại tượng trưng hồn Việt bất diệt. Cũng nên dựng những tượng đài, làm chứng tích gượng gạo cho nghĩa đồng minh và hợp thức hóa muộn màng tình chiến hữu Việt Mỹ từng đứng chung chiến tuyến đối đầu với Hà Nội suốt cuộc chiến dài. Ðồng thời, cũng tượng trưng muộn màng cho niềm kết giao giữa công dân Mỹ Việt đang sống trên đất nước này, khi người Việt lưu vong được chính thức nhìn nhận, thành công và tích cực đóng góp sau thời gian hội nhập vào xứ sở chấp dung.
Nhưng cũng mong những người có lòng ở hải ngoại, khi nhắùc đến tử sĩ Việt Nam, cũng nên thiết thực nghĩ đến những nấm mồ của họ đang nằm trong các nghĩa trang quân đội ở quê nhà. Ðồng thời cũng nên nhắc và nghĩ đến những nấm mồ vô danh rải rác khắp 4 vùng chiến thuật. Hiện nay, khi “nhắc đến danh nghĩa” của họ. Xin đừng quên họ. Chừng nào quê Việt thoát ách cai trị của giặc cờ đỏ, dân Việt được no ấm tự do, [i]bấy giờ quí vị hãy lo dựng những tượng đài trên đất nước Việt Nam, bằng công lao của người dân Viêt Nam, để tưởng niệm anh hồn tử sĩ QLVNCH, từng hi sinh cho Tổ quốc Việt Nam![/b]
Bấy giờ, cụ già râu rồng mới lên tiếng: “Hãy nhớ nhập tâm rằng Hồn Thiêng Sông Núi là chỗ tựa nương vĩnh cữu của anh linh tử sĩ sống vì Dân, chết vì Nước. Hãy nhớ nhập tâm rằng Giòng Dỏi Tiên Long Muôn Ðời Dung Thân Trên Ðất Việt”. Cụ quay lại anh lính trẻ đang ngồi gác súng trên đôi gối: “Giờ đây, ta về Phong Châu. Còn ngươi! Ngươi hãy trở lại với gần hai vạn anh hùng tử sĩ còn nằm quanh Nghĩa Dũng Ðài ở Biên Hòa.”
Thảng thốt, không gian mờ nhạt và mọi sự chung quanh tan biến.
Thời gian lại xuôi giòng.
- Nghiêm!
Quân nhạc trổi lên.
Hắn thấy hắn đang đứng chung với toán thủ kỳ, không võ trang, nghiêm chỉnh trong hàng, dưới nắng vàng, giữa công viên rợp bóng cờ vàng ba nét đỏ của Việt Nam Cộng Hoà, trong thành phố New Orleans, Louisiana, trưa thứ bảy 27 tháng 06 năm 1987. Hắn biết hắn vừa qua một cơn mơ trong thế ngủ đứng. Thốt nhiên, hình ảnh chung quanh hắn thành nhòe nhoẹt, vì nước mắt hắn tràn đầy!!!
L o n g T u y ề n
Ghi vội giữa đêm thứ bảy 27 tháng 06 năm 1987
Chép lại xong ngày 30 tháng 05 năm 2003
Houston ngày 21 tháng 05 năm 2006